Quy định về bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế THA dân sự. Quyền lưu cư đối với tài sản bị thi hành án là tài sản duy nhất, quyền bình đẳng, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do ngôn luận trong quá trình thi hành án.
Ghi nhận quyền con người thông qua các quy định pháp luật cụ thể là cơ sở đầu tiên để các quyền đó có thể trở thành hiện thực và có điều kiện thực thi trên thực tế. Việt Nam ngày càng thể hiện sự nỗ lực trong việc ghi nhận và bảo đảm các quyền con người thông qua việc nội luật hóa các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia nói chung và cá quy định pháp luật cưỡng chế thi hành dân sự nói riêng. Các quy định này nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật có thể kể đến như Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo Luật THADS, có 6 biện pháp cưỡng chế THADS bao gồm:
(i) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
(ii) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
(ii) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
(iv) Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
(v) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
(vi) Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Trong mỗi trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ có quy định về trình tự thủ tục thực hiện, các quyền của đương sự, các quy định pháp lý về việc quyền con người khác nhau, tùy thuộc từng trường hợp áp dụng cụ thể. Qua nghiên cứu, một số biện pháp cưỡng chế có quy định về việc bảo đảm quyền con người tương tự nhau, hoặc có những quy định chung về bảo đảm quyền con người áp dụng cho mọi biện pháp cưỡng chế. Do đó tác giả không phân tích việc bảo đảm quyền con người trong từng biện pháp cưỡng chế, mà tập trung phân tích việc bảo đảm bằng quyền con người cụ thể trong các hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể. Theo đó, trong hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS hiện có quy định việc bảo đảm các quyền con người sau đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền được hưởng mức sống tối thiểu trong trường hợp cưỡng chế khấu trừ thu nhập:
- 2 2. Quyền nhà ở trong trường hợp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất:
- 3 3. Quyền bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể của các chủ thể trong quá trình cưỡng chế:
- 4 4. Quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật:
- 5 5. Quyền xét xử công bằng trong trường hợp cưỡng chế kê biên tài sản có tranh chấp hoặc phát sinh một số tình tiết mới:
- 6 6. Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên:
- 7 7. Quyền tự do ngôn luận, khiếu nại tố cáo trong cả quá trình cưỡng chế thi hành án:
1. Quyền được hưởng mức sống tối thiểu trong trường hợp cưỡng chế khấu trừ thu nhập:
Cưỡng chế khấu trừ thu nhập là một biện pháp cưỡng chế mà theo đó cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nơi người phải thi hành án làm việc thực hiện việc trích trừ một phần thu nhập định kỳ hàng tháng của người phải thi hành án. Theo quy định Điều 78 Luật THADS thì thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo thỏa thuận của đương sự;
– Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
– Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Thu nhập khác ở đây là các khoản như phụ cấp, thưởng, tiền hoa hồng, chia lại,…. định kỳ hàng tháng, gắn với tiền lương, tiền công.
Việc quy định mức trích trừ tối đa 30% thu nhập của người phải thi hành án và phải điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án cùng với người được nuôi dưỡng đã cho thấy Nhà nước ta luôn quan tâm, bảo vệ quyền được hưởng mức sống tối thiểu của người phải thi hành án. Hiện nay, căn cứ trên thực tế từng địa phương, địa bàn, Nhà nước đã quy định cụ thể mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng, cụ thể:
– Mức lương 4.420.000 đồng / tháng đối với người lao động thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức lương 3.920.000 đồng / tháng đối với người lao động thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức lương 3.430.000 đồng / tháng đối với người lao động thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức lương 3.070.000 đồng / tháng đối với người lao động thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Đây cũng là căn cứ để CHV trước khi thực hiện việc cưỡng chế khấu trừ thu nhập, cần phải xác minh các thông tin cần thiết về thu nhập thực tế của người phải thi hành án, xác minh đầy đủ hoàn cảnh gia đình, trường hợp nuôi con nhỏ đang trong độ tuổi ăn học, nuôi bố mẹ già không có khả năng lao động, không có lương hưu, hoặc nuôi người tàn tật… Qua đó đánh giá, xác định mức trích trừ thu nhập phù hợp với tình hình thực tế, đến mức cao nhất có thể để người phải thi hành án có thể mức sống tối thiểu.
2. Quyền nhà ở trong trường hợp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất:
Cưỡng chế kê biên nhà ở là một trong các biện pháp cưỡng chế nhằm hạn chế quyền sở hữu, định đoạt đối với tài sản nhà ở, qua đó làm tiền đề để thực hiện các thủ tục định giá, bán đấu giá, giao tài sản cho người trúng đấu giá và thanh toán tiền cho người được thi hành án. Điều 95 Luật THADS quy định:
“1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Có thể nói, Nhà nước rất chú trọng trong vấn đề nơi ở cho người bị cưỡng chế nhà ở duy nhất. Theo đó, chỉ cưỡng chế nhà ở là nơi ở duy nhất trong 2 trường hợp: người phải thi hành án đồng ý hoặc người phải thi hành án không có tài sản khác. Ví dụ: ông A nợ ông B 2 tỷ đồng, ông A có tài sản gồm một ngôi nhà 2,5 tỷ đồng và một ô tô giá trị 500 triệu đồng, tuy nhiên do ngôi nhà là nơi ở duy nhất của ông A nên CHV sẽ phải thực hiện xử lý kê biên ô tô trước, sau đó mới kê biên ngôi nhà.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp nhà đang cho thuê, ở nhờ thì người thuế được tiếp tục thuê theo thời hạn hợp đồng hoặc lưu cư theo quy định pháp luật. Họ cũng được
Sau khi đã thực hiện xong biện pháp kê biên nhà ở, cơ quan thi hành án sẽ thông báo Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý đô thị và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về việc tạm dừng mọi giao dịch, chuyển đổi, thay đổi…. đối với tài sản trên cho đến khi có thông báo mới. Điều này có nghĩa người phải thi hành án sẽ bị hạn chế quyền định đoạt, sở hữu, tuy nhiên họ vẫn tiếp tục được sử dụng ngôi nhà cho đến khi bán đấu giá xong.
Tài sản nhà ở sau khi bị kê biên sẽ được định giá, bán đấu giá theo trình tự, thủ tục đúng quy định pháp luật. Sau khi người mua trúng đấu giá nộp tiền mua tài sản, cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu người phải thi hành án tự nguyện bàn giao nhà cho người trúng đấu giá, trường hợp không tự nguyện thì tiếp tục thực hiện cưỡng chế giao tài sản. Để nơi ở mới, tạo điều kiện cho người bị cưỡng chế có thể sớm ổn định cuộc sống, Luật THADS có quy định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp cưỡng chế nhà ở duy nhất, khoản 5 Điều 115 Luật THADS quy định:
“5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.”
Như vậy, trong trường hợp cưỡng chế giao nhà ở duy nhất, nếu xét thấy khoản tiền còn lại sau khi thanh toán nghĩa vụ không đủ để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì CHV sẽ trích lại một phần tiền từ tiền bán tài sản để thuê nhà cho người phải thi hành án. Đây được xem là một quy định nhằm quyền có nơi ở cho người phải thi hành án sau khi họ đã mất đi nơi ở trước đó.
3. Quyền bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể của các chủ thể trong quá trình cưỡng chế:
Cưỡng chế huy động lực lượng là một biện pháp cưỡng chế cứng rắn, trong đó cơ quan thi hành án phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cưỡng chế người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, có dấu hiệu chống đối, không hợp tác, có dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho Đoàn cưỡng chế. Các cơ quan tham gia thường bao gồm: Công an, Quân đội, Viện kiểm sát, Trung tâm y tế thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên môi trường hoặc Sở Tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý đô thị thành phố, Phòng Tài chính thành phố, Trung tâm quỹ đất, Truyền hình, Công ty nước, Công ty điện lực và một số tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cưỡng chế huy động lực lượng phải lập thành kế hoạch chi tiết cụ thể, bao gồm kế hoạch cưỡng chế, kế hoạch bảo vệ cưỡng chế.
Khoản 3, 4 Điều 72 Luật THADS có quy định:
“3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân,
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp,
Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.”
Việc thông báo cưỡng chế trước khi thực hiện đóng vai trò quan trọng, nó giúp cơ quan nhà nước cảnh báo đến các gia đình, hộ dân xung quanh địa chỉ cưỡng chế có thể chủ động sắp xếp thời gian, chủ động chuẩn bị để tránh xảy ra những việc đáng tiếc, đặc biệt là những vụ việc có yếu tố cháy nổ, nguy hiểm. Đồng thời qua đó cũng là một biện pháp tuyên truyền đến người dân về thực tế vụ việc, tránh gây hiểu lầm, nhầm lẫn, bị các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc, qua đó thể hiện trách nhiệm thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Để an toàn về tính mạng, thân thể cho các thành viên Đoàn cưỡng chế, cơ quan công an phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế, đồng thời bố trí lực lượng, phương tiện để giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống người thi hành công vụ và kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm có thể phát sinh.
Để tăng cường, bảo đảm hơn nữa quyền an toàn về tính mạng, thân thể cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã cùng ký ban hành Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 quy định cụ thể việc phối hợp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Theo đó, để an toàn đến mức cao nhất cho một cuộc cưỡng chế huy động lực lượng cần phải: xây dựng chi tiết kế hoạch bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể của các thành viên tham gia cưỡng chế. Theo đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng; phân công trách nhiệm cho từng đơn vị chức năng trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện nghiệp vụ cần thiết khác để phục vụ cho việc bảo vệ cưỡng chế. Đối với những vụ việc cưỡng chế được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều diễn biến phức tạp thì phải có lực lượng dự phòng và tăng cường thêm các phương tiện như: phương tiện phòng cháy, chữa cháy, thiết bị dò mìn, xe chở đối tượng vi phạm pháp luật, khoá tay. Đồng thời phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra, trong đó đặc biệt lưu ý đến tình huống chống đối, gây hậu quả cháy, nổ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổ chức, công dân, cán bộ, chiến sỹ tham gia cưỡng chế và phương án giải quyết các tình huống đó (nêu rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong từng tình huống cụ thể) triển khai đúng, hiệu quả kế hoạch bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể trong cuộc cưỡng chế. Lực lượng cảnh sát được phân công bảo vệ cưỡng chế thi hành án phải có mặt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vụ việc cưỡng chế để duy trì trật tự và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình diễn ra cưỡng chế; có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu hợp pháp của CHV chủ trì cưỡng chế. Trong quá trình diễn ra cưỡng chế, chỉ huy lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phải thông báo kịp thời cho CHV chủ trì cưỡng chế biết những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự có liên quan đến công tác cưỡng chế thi hành án dân sự để có biện pháp xử lý. Trường hợp có căn cứ cho rằng vụ việc có khả năng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà lực lượng tiến hành cưỡng chế chưa có biện pháp khắc phục, giải quyết thì cơ quan công an có thể đề nghị CHV chủ trì cưỡng chế xem xét, quyết định tạm dừng việc cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, có thể nói việc quy định cụ thể về lập và triển khai kế hoạch cưỡng chế là một biện pháp nhằm bảo đảm quyền an toàn về tính mạng, thân thể không chỉ cho các thành viên tham gia cưỡng chế mà còn cho chính bản thân đương sự.
4. Quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật:
Trong một vụ cưỡng chế thi hành án, luôn xuất hiện 2 chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ đối lập nhau. Một bên là người được thi hành án, luôn mong muốn cơ quan thi hành án nhanh chóng áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thu hồi tiền, tài sản cho mình, buộc người phải thi hành án khẩn trương thực hiện nghĩa vụ. Một bên là người phải thi hành án, vốn đã kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ, nay tiếp tục mong muốn cơ quan thi hành án không thể thi hành hoặc kéo dài thời gian để có thể hy vọng thu xếp trả được khoản nợ mà không cần phải xử lý tài sản, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án.
Do đó, các bên đa phần đều nhờ đến cơ quan thi hành án, mà ở đây là CHV – người trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước để thi hành án bản án, nhằm đạt được mục đích của mình. Khi đó, dễ phát sinh việc thiên vị, ưu ái cho một bên trong quá trình thi hành án, gây khó khăn cho bên còn lại. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền được đối xử công bằng, đặc biệt là công bằng trước pháp luật.
Để tính nghiêm minh của pháp luật, tính thực thi của một bản án đã có hiệu lực pháp luật, Nhà nước ngoài việc quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của đương sự, của chấp hành viên, còn quy định cả những việc chấp hành viên không được thực hiện, như:
– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân như: vợ chồng, bố mẹ, con cái, họ hàng….
Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Bên cạnh đó, người được thi hành án còn có quyền đề nghị thay đổi CHV nếu như có căn cứ người đó không vô tư khi làm nhiệm vụ. Đồng thời Nhà nước cũng quy định các quyền khiếu nại tổ chức, quy định về việc giám sát hoạt động cưỡng chế thi hành án của cơ quan các cấp như cơ quan thi hành án cấp trên trực tiếp, Viện kiểm sát các cấp, Hội đồng nhân dân,… Các quy định trên nhằm quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật giữa người được thi hành án và người phải thi hành án.
5. Quyền xét xử công bằng trong trường hợp cưỡng chế kê biên tài sản có tranh chấp hoặc phát sinh một số tình tiết mới:
Trong nhiều trường hợp cưỡng chế thi hành án, đặc biệt đối với tài sản là nhà đất, phương tiện giao thông, … thì thường phát sinh các tranh chấp liên đến tài sản bị cưỡng chế kê biên, cụ thể như: tranh chấp trong việc phân chia tài sản chung vợ chồng, hộ gia đình, người thứ ba… trong số đó không ít những vụ việc người phải thi hành án cố tình tạo ra để kéo dài thời gian, gây khó khăn trong công tác cưỡng chế, tuy nhiên cũng có nhiều vụ tranh chấp có thực hoặc có những tình tiết mới có thể thay đổi bản chất vụ án, quyết định của bản án. Như vậy, để cho người được thi hành án, người phải thi hành án và người có phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản thực hiện quyền được xét xử công bằng, Nhà nước có quy định tại Điều 48, 49, 74, 75 Luật THADS, theo đó:
* Trường hợp có tranh chấp trong cưỡng chế kê biên tài sản chung: Theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS quy định:
“1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Theo quy định này, pháp luật cho người phải thi hành án, người có sở hữu chung, người được thi hành án có quyền khởi kiện tại tòa nhằm việc phân chia tài sản một cách khách quan, công bằng, lợi ích các bên. Trường hợp các bên không thể thực hiện quyền khởi kiện này thì CHV sẽ thực hiện khởi kiện đề nghị Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản theo quy định. Có thể nói, quy định này quyền được xét xử công bằng, đúng pháp luật trong việc phân chia tài sản chung vốn đã rất nhạy cảm, dễ sai sót, việc CHV không thể tự quyết định phân chia tài sản, hoặc không thể hướng đương sự tự phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án.
* Trường hợp có tranh chấp với người thứ ba trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản:
Theo khoản 1 Điều 75 Luật THADS thì trong thời hạn 30 ngày, người có tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết để quyền lợi đối với tài sản bị cưỡng chế. Một tháng là khoảng thời gian không quá dài, không ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản để quyền lợi cho người được thi hành án, và cũng là một thời gian đủ để người phải thi hành án, người có phát sinh tranh chấp khởi kiện để quyền lợi vốn có của mình. Tuy nhiên để quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án, khoản 2 Điều 75 cũng quy định về “Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì CHV thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.” Việc quy định trên nhằm tránh trường hợp người phải thi hành án cố tình lợi dụng quy định pháp luật, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ cưỡng chế tài sản theo quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
* Trường hợp phát sinh một số tình tiết làm thay đổi bản chất vụ án:
Theo Điều 48, 49 Luật THADS về hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án có quy định: Trong trường hợp có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị thì thực hiện hoãn thi hành án; trường hợp có quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm thì thực hiện tạm đình chỉ thi hành án. Trong thời gian này, đương sự có thể thực hiện quyền được xét xử công bằng, đúng pháp luật để Tòa án cấp cao xem lại lại bản án, quyết định.
Thực tế theo Luật THADS thì kể từ lúc hết thời hạn tự nguyện thi hành án, không có quy định pháp luật nào về tạo điều kiện cho đương sự có quyền tiếp tục khởi kiện tại Tòa án cấp cao để xem xét, xét xử lại vụ việc, mà chỉ có quy định về việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án khi mà Tòa án cấp cao đã thụ lý và xem xét, xét xử lại vụ việc theo đúng quy định. Tuy nhiên, qua công tác nghiên cứu hồ sơ vụ việc, vụ án cũng như qua quá trình xác minh, trường hợp có phát hiện tình tiết làm thay đổi bản chất vụ án thì CHV sẽ chủ động báo cáo Thủ trưởng đơn vị, cơ quan VKSND cùng cấp và cơ quan THADS cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo, trường hợp đúng sự việc thì sẽ hướng dẫn và tạo điều kiện cho đương sự về mặt thời gian để thực hiện việc làm đơn đề nghị Tòa án cấp cao xem xét, xét xử lại vụ việc. Trường hợp đương sự không tự mình làm được thì cơ quan THADS sẽ có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền có văn bản đến Tòa án cấp cao đề nghị xét xử lại vụ việc, vụ án.
Như vậy, có thể nói các quy định trên rất mở, tối đa quyền được xét xử công bằng của đương sự, đặc biệt khi bản án đã bỏ lọt tình tiết quan trọng, gây ảnh hưởng đến việc xác định số tiền phải thi hành án, xác định sở hữu đối với tài sản đang bị cơ quan thi hành án cưỡng chế.
6. Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên:
Cường chế giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một biện pháp cưỡng chế chủ yếu trong nhóm biện pháp cưỡng chế buộc phải thực hiện một công việc nhất định, được quy định cụ thể tại Điều 120 Luật THADS:
“1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”
Theo đó, để quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên, đồng thời quyền lợi của người được giao nuôi dưỡng, cơ quan thi hành án phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương để thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, trường hợp không tự nguyện sẽ tổ chức cưỡng chế theo quy định. Tại buổi cưỡng chế, nếu đương sự vẫn không tự nguyện, hoặc cố tình trốn tránh dẫn đến việc cưỡng chế không thành công thì CHV sẽ ra quyết định xử phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc để người đó tự giác thi hành án. Hết thời hạn mà đương sự vẫn không thi hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Đây có thể nói là một trong những biện pháp cưỡng chế nặng nhất, thể hiện quyền lực nhà nước, việc quy định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án được áp dụng duy nhất đối với nhóm biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định nói chung cũng như buộc giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng nói riêng. Điều này cho thấy đây cũng là một trong các biện pháp cưỡng chế khó thực hiện, ảnh hưởng chủ yếu bởi tâm lý, thái độ của người phải thi hành án mà không phụ thuộc vào tài sản hữu hình của họ. Quan trọng hơn, đối với việc cưỡng chế giao người chưa thành niên là một việc nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ sau này, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định lâu dài, ảnh hướng tới quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc một cách tốt nhất của người chưa thành niên. Do đó, để bảo đảm quyền này, cần thiết phải áp dụng một chế tài nghiêm khắc, thi hành nhanh chóng, khẩn trương, không để kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến cả dư luận và trật tự địa phương.
Bên cạnh việc tổ chức cưỡng chế, nhiều trường hợp qua xác minh bản thân người được nuôi dưỡng lại không đủ điều kiện nuôi chăm sóc cho người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em, không an toàn, không có tình cảm, không đáp ứng được điều kiện phát triển cần thiết đối với trẻ, thậm chí gây ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến trẻ. Trong khi đó, người đang nuôi dưỡng lại đáp ứng đủ điều kiện, trẻ cũng có nguyện vọng, chia sẻ về việc muốn được tiếp tục sống cùng với họ. Khi đó, CHV sẽ vận dụng quy định tại Điều 84
7. Quyền tự do ngôn luận, khiếu nại tố cáo trong cả quá trình cưỡng chế thi hành án:
Quyền khiếu nại, tố cáo được quy định trong Chương VI, VII Luật THADS, theo đó người khiếu nại có quyền:
– Được tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại,
– Được nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại, được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại,
– Được đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó,
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có;
– Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được giải quyết theo thời hạn quy định pháp luật, trong đó lâu nhất là 30 ngày đối với trường hợp phức tạp. Người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định khiếu nại lần 1 có thể tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại lên cơ quan thi hành án cấp trên trực tiếp để giải quyết, nếu vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 thì có thể khởi kiện hành chính tại Tòa án.
Người tố cáo bên cạnh các quyền cơ bản, còn có quyền được giữ bí mật về thông tin cá nhân, được bảo vệ trước việc đe dọa, trù dập. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, trường hợp phức tạp thì 90 ngày.
Ngoài Luật THADS, quyền khiếu nại tố cáo còn được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể nói, quy định pháp luật hiện nay cao quyền khiếu nại, tố cáo của người dân, đặc biệt là trong các vụ việc có tính chất nhạy cảm, thường xảy ra vi phạm quyền lợi như cưỡng chế thi hành án.
Ngoài quyền khiếu nại tố cáo, đương sự có được quyền tự do ngôn luận miễn không trái pháp luật. Theo đó, mọi người đều có quyền ghi hình, ghi âm, bình luận, đăng tải lên mạng xã hội các vụ việc cưỡng chế thi hành án công khai, tuy nhiên không được xuyên tạc nội dung, hoặc lợi dụng để làm các điều trái quy định pháp luật.