Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là một đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân và tài khoản, có con dấu riêng. Vậy chức năng của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chức năng của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
- 2 2. Quyền hạn, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
- 3 3. Tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
- 4 4. Điều kiện, thẩm quyền thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
- 5 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
1. Chức năng của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
Điều 2 Thông tư liên tịch
– Chấp hành đúng về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, của tổ chức đảng và sự quản lý, điều hành của giám đốc hoặc hiệu trưởng nhà trường.
– Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị về tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng trung tâm vững mạnh toàn diện.
– Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, hình thức phù hợp với mỗi đối tượng; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
2. Quyền hạn, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH thì trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Phối hợp với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng về kế hoạch liên kết, kế hoạch thực hiện môn học giáo dục quốc phòng an ninh, bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng và an ninh (viết tắt là BDKTQPAN).
– Ban hành các nội quy, quy chế hoạt động của trung tâm.
– Tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại trung tâm theo nếp sống quân sự cho các sinh viên, đối tượng BDKTQPAN.
– Tổ chức nghiên cứu khoa học, tham gia vào việc biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu về giáo dục quốc phòng an ninh.
– Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cho giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức hội thi, hội thao giáo dục quốc phòng an ninh.
– Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên, báo cáo viên và nhân viên, sinh viên, đối tượng BDKTQPAN và người lao động của trung tâm.
– Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đối tượng BDKTQPAN với đơn vị liên kết, và các tổ chức liên quan; cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh cho các sinh viên, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho đối tượng bồi dưỡng tại trung tâm.
– Thực hiện về chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
– Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
– Cơ cấu tổ chức của trung tâm thuộc nhà trường quân đội (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm), gồm có:
+ Ban giám đốc: Giám đốc và những phó giám đốc;
+ Các cơ quan của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm cho các hoạt động của trung tâm;
+ Tổ chức đơn vị để quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:
++ Đại đội không quá 120 người, tổ chức thành những trung đội;
++ Trung đội không quá 40 người, tổ chức thành những tiểu đội;
++ Tiểu đội không được quá 12 người;
++ Đại đội trưởng do cán bộ, giảng viên, giáo viên trong biên chế của nhà trường thực hiện kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
+ Tổ chức Đảng, những tổ chức đoàn thể.
– Trung tâm thuộc các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:
+ Có Ban giám đốc:
++ Trung tâm thuộc đại học quốc gia gồm giám đốc và những phó giám đốc; giám đốc trung tâm do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm do chính giám đốc đại học quốc gia quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
++ Trung tâm thuộc đại học vùng, trường đại học, trường cao đẳng gồm có giám đốc và các phó giám đốc; giám đốc trung tâm do giám đốc đại học vùng hoặc là hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng kiêm nhiệm; phó giám đốc trung tâm sẽ do giám đốc đại học vùng hoặc hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng thực hiện quyết định; phó giám đốc đào tạo trung tâm do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.
+ Về cơ quan:
++ Trung tâm có quy mô từ 15.000 sinh viên/năm trở lên: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; có Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; những phòng (ban): Đào tạo quản lý sinh viên, đối tượng được bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật; Thanh tra, Pháp chế và các khoa chính trị, quân sự.
++ Trung tâm có quy mô dưới 15.000 sinh viên/năm: Tổ chức Hội đồng Khoa học và Đào tạo; có Hội đồng Thi đua, Khen thưởng; những phòng (ban) Đào tạo; quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng; Hành chính, Tổ chức; Hậu cần, Tài chính, Kỹ thuật và những khoa chính trị, quân sự.
++ Các cơ quan quy định ở trên do giám đốc trung tâm quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Tổ chức đơn vị, cán bộ thực hiện quản lý sinh viên, đối tượng BDKTQPAN:
++ Đại đội không được quá 120 người, tổ chức thành các trung đội;
++ Trung đội không được quá 40 người, tổ chức thành các tiểu đội;
++ Tiểu đội không được quá 12 người;
++ Đại đội trưởng là cán bộ, giảng viên trong biên chế của chính trung tâm kiêm nhiệm; phó đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng do giám đốc trung tâm quyết định.
+ Tổ chức Đảng, những tổ chức đoàn thể.
4. Điều kiện, thẩm quyền thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
– Điều kiện thành lập: Thực hiện theo Khoản 2, Điều 1 của Quyết định số 161/QĐ-TTg vào ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ở giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo (sau đây viết tắt là Quyết định số 161/QĐ-TTg).
– Thẩm quyền thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập trung tâm thuộc nhà trường quân đội;
+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trung tâm thuộc trường cao đẳng, các cơ sở giáo dục đại học; Bộ trưởng các Bộ: Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện theo các quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 2 Quyết định số 161/QĐ-TTg;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 2 Quyết định số 161/QĐ-TTg.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
– Hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập trung tâm;
+ Đề án thành lập trung tâm gồm những nội dung chính sau: Tên trung tâm; địa điểm đặt trung tâm; sự cần thiết và các cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động.
– Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh:
+ Nhà trường quân đội, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đề nghị thành lập trung tâm phải lập hồ sơ như đã nêu trên và gửi 02 bộ hồ sơ tới cơ quan chức năng thẩm định.
+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ quan chủ trì thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Trường hợp mà chưa đủ điều kiện thành lập trung tâm, cấp có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH về việc quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.