Điều kiện giao dịch chung được biết đến với mục đích đẩy nhanh tốc độ, tính chính xác trong xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng. Vậy điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng hiểu thế nào để đầy đủ nhất?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là gì?
Hiện nay, nhờ tác động tích cực của việc mở cửa nền kinh tế và xu hướng phát triển tự do hóa thương mại mà những điều kiện giao dịch chung ngày càng được biết đến và được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Các bên khi tiến hành xây dựng các điều kiện chung phù hợp với nội dung và thỏa thuận lợi ích của các bên sẽ có sự can thiệp của pháp luật để làm nền tảng mang tính chất ràng buộc hơn. Theo quy định tại Điều 406 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng được thể hiện với các nội dung sau đây:
– Điều kiện giao dịch chung được hiểu là những điều khoản có tính cố định, ổn định do một bên tiến hành soạn thảo, công bố để áp dụng chung cho mình được đề nghị giao kết hợp đồng; điều kiện giao dịch chung sẽ chỉ có hiệu lực nếu bên được đề nghị chấp nhận do kết hợp đồng. Đồng nghĩa với việc các bên chấp nhận các điều khoản đã được xây dựng;
– Để có thể áp dụng điều kiện giao dịch chung vào trong thực tế thì những điều kiện giao dịch này sẽ chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch; trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện này; trình tự thể thức công khai điều kiện giao dịch chung sẽ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
– Điều kiện giao dịch chung được ký kết giữa các bên phải đảm bảo được sự bình đẳng. Đối với trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này khi được xây dựng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Với quy định nêu trên thì điều kiện giao dịch chung sẽ chứa đựng những các đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, điều kiện chung trong giao kết hợp đồng được thể hiện với ý chí đơn phương của một bên và bên này Đề nghị giao kết hợp đồng trong hợp đồng được thiết lập từ trước. Điều kiện chung trong giao kết hợp đồng sẽ được đề nghị giao kết cho bên được đề nghị;
– Thứ hai, ý chí đơn phương sẽ được thể hiện thành những quy tắc hay những điều kiện nhất định để ghi nhận trong
– Thứ ba, điều kiện chung mang tính ràng buộc pháp lý đối với bên được đề nghị nếu bên này đã tiến hành chấp nhận các điều khoản do bên đề nghị đưa ra. Đặc biệt là đã chấp thuận rồi thì sẽ không thể thay đổi sửa chữa hay hủy bỏ các quy tắc quy định đã được giao kết;
– Thứ tư, cũng giống tương tự với các nội dung được ghi nhận trong hợp đồng hoặc giao kết với nhau thì điều kiện giao dịch chung cũng phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên đối với trường hợp điều kiện giao dịch chung có những quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung hoặc có những điều khoản về tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này sẽ không có hiệu lực trên thực tế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý rằng: điều kiện giao dịch chung để có hiệu lực trên thực tế phải đảm bảo hai yếu tố sau đây: Điều kiện giao dịch chung sẽ chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã hoàn tất việc công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện này; Và điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên.
2. Điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu trong giao kết hợp đồng có khác nhau hay không?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến hợp đồng theo mẫu đã được quy định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó hợp đồng theo mẫu là hợp đồng bao gồm những điều khoản được thực hiện do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý đối với đề nghị này; trong trường hợp nếu bên được đề nghị trả lời chấp thuận thì coi như chấp thuận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Đối với trường hợp hợp đồng theo mẫu thì hợp đồng này phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng. Theo quy định thì trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng theo mẫu có điều khoản không ghi rõ ràng nội dung thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu sẽ có thể phải chịu bất lợi khi giải thích các điều khoản này;
+ Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của các bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì những điều khoản này sẽ không được áp dụng giữa các bên trừ trường hợp của thỏa thuận khác;
– Điểm chung đối với Điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu:
+ Có thể dễ dàng nhận thấy điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu đều là những nội dung được thực hiện do một bên soạn thảo sẵn và đưa ra đề nghị. Những đề nghị này sẽ trở thành nội dung của hợp đồng nếu được bên kia chấp thuận và mục đích chính của việc đề nghị này sẽ giúp cho việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện, dễ dàng và thống nhất hơn.
+ Khi các bên tham gia thực hiện hợp đồng tính ổn định và chuẩn hóa cao là một trong những đặc điểm nổi bật đối với việc thực hiện điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu trong giao kết hợp đồng. Mục đích chính của hai hình thức này đó là để giúp cho việc các bên tham gia giao kết hợp đồng được nhanh chóng, hạn chế những tranh chấp tối đa.
– Còn đối với những điểm khác cơ bản đối với điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu có thể kể đến các nội dung như sau:
+ Liên quan đến điều kiện giao dịch giao dịch chung thì được thể hiện dưới dạng quy tắc và quy định. Những quy tắc quy định này thể hiện ý chí đơn phương của bên đề nghị thống nhất và sẽ không được thay đổi. Đồng thời, những nội dung này sẽ được soạn sẵn thành các điều khoản để gửi đề nghị cho bên nhận đề nghị;
+ Đối với hợp đồng theo mẫu thì sẽ mang đậm bản chất hợp đồng, đề cao sự thỏa thuận giữa các bên nhiều hơn. Hợp đồng theo mẫu sẽ có những đặc điểm thể hiện rõ ra qua ý chí của hai bên vẫn được thể hiện qua hợp đồng và các bên thể hiện được sự bình đẳng cùng mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và chấp nhận cho kết hợp đồng.
3. Điều kiện giao dịch chung có bắt buộc phải đăng ký để được áp dụng trên thực tế không?
Có thể thấy, việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ bắt buộc phải tiến hành đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sẽ chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký này đã được hoàn tất. Quy định tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TT và Quyết định số 35/2015/QĐ-TT được sửa đổi bởi Quyết định 25/2019/QĐ-TT thì những hàng hóa dịch vụ thiết kế sau đây phải tiến hành đăng ký hợp đồng theo mẫu điều kiện giao dịch chung, bao gồm:
– Thực hiện các hoạt động cung cấp điện sinh hoạt hoặc cung cấp nước sinh hoạt;
– Đăng ký việc truyền hình trả tiền;
– Khi tiến hành đăng ký dịch vụ điện thoại cố định mặt đất hoặc dịch vụ thông tin di động mặt đất; – dịch vụ truy cập internet;
– Vận chuyển hành khách được hàng không vận chuyển hành khách đường sắt cũng làm những loại dịch vụ thiết yếu phải tiến hành đăng ký điều kiện giao dịch chung hoặc hợp đồng theo mẫu;
– Quá trình mua bán căn hộ chung cư các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cấp;
– Bên cạnh đó, các hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán được áp dụng cho khách hàng cá nhân hoặc vay vốn ngân hàng;
– Lĩnh vực cuối cùng liên quan đến bảo hiểm nhân thọ.
Với quy định nêu trên, trước khi đưa vào áp dụng hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung thì các bên bắt buộc đăng ký hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Khi tiến hành việc đăng ký sẽ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ, cũng giúp cho nhà nước có thể kiểm soát được giá cung cấp dịch vụ của các đơn vị, hạn chế những rủi ro của người sử dụng dịch vụ này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Dân sự năm 2015.