Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được bổ nhiệm để giúp cho Bộ trưởng thực hiện một số công việc cụ thể liên quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy, Ai có thẩm quyền bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Quốc phòng?
Mục lục bài viết
1. Ai có thẩm quyền bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Quốc phòng?
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam là vị trí được bổ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành, quản lý, xây dựng quân đội và những nhiệm vụ khác được Bộ trưởng phân công. Theo quy định tại Điều 98 của Hiến pháp năm 2013 thì việc bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phải được tuân thủ theo đúng quy định và đúng thẩm quyền. Theo quy định thì Thủ tướng chính phủ sẽ do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội và Thủ tướng chính phủ sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm trong quá trình lãnh đạo công tác của Chính phủ, lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật đối với toàn quốc gia;
– Thực hiện lãnh đạo và chịu trách nhiệm trong hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương, trong suốt quá trình đảm nhiệm vị trí này thì phải đảm bảo được tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
– Trong quy định cũng đã ghi rõ rằng Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội để phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; thực hiện hoạt động bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; có thẩm quyền trong việc phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 28
Hơn nữa, Điều 25 của Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH 2019 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã ghi nhận rằng thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
+ Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn đô đốc, Phó Đô đốc và Đô đốc Hải quân;
+ Và nội dung liên quan đến Thủ tướng chính phủ đó là được tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng Phó tổng tham mưu trưởng…
Với các quy định nêu trên thì Thủ tướng chính phủ thẩm quyền trong việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Thậm chí có thể thực hiện việc miễn nhiệm hoặc cách chức nếu thứ trưởng có vi phạm trong quá trình đảm nhiệm vị trí của mình.
2. Cá nhân giữ vị trí là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thì phải đảm nhiệm những công việc gì?
Cá nhân khi giữ vị trí là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phải thực hiện đã được mô tả rõ tại Phụ lục 6 ban này kèm theo Thông tư 12 2022 Thông tư của Bộ Nội vụ. Căn cứ trên bản mô tả vị trí việc làm này thì Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
– Thứ nhất, có trách nhiệm trong việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số ngành lĩnh vực chuyên ngành, công tác theo phân công của Bộ trưởng:
+ Hỗ trợ Bộ trưởng tiến hành việc quản lý điều hành một số các công việc của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
+ Thực hiện các hoạt động, tham gia xử lý công việc đột xuất khi được cấp trên giao phó và sẽ có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng đối với những công việc vượt quá phạm vi chức trách đã được giao;
– Tiến hành tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Bộ, cơ quan ngang bộ; đối với những đơn vị và người đứng đầu các đơn vị thuộc trực thuộc Bộ khi Thứ trưởng được giao phụ trách quản lý thì phải có hoạt động đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đối với các đơn vị này;
+ Bên cạnh đó có trách nhiệm trong việc điều hành cơ quan khi được Bộ trưởng ủy quyền thực hiện;
– Thứ hai, trực tiếp tham gia các hội đồng và ban chỉ đạo: Thực hiện hoạt động ngày dựa theo sự phân công từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
– Thứ ba, có trách nhiệm trong việc thực hiện các chế độ hội họp:
+ Hiện nay, việc báo cáo tình hình hoạt động theo từng mảng công việc được giao thì việc họp định kỳ hoặc đột xuất sẽ phải được thực hiện trước sự giám sát của Bộ trưởng ( những hoạt động được phân công bởi Bộ trưởng hoặc theo quy định);
+ Bên cạnh đó tiến hành tham gia các cuộc họp liên quan đến công tác của Bộ, Cơ quan ngang bộ theo lĩnh vực được giao phụ trách;
– Thứ tư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm cuối tháng tuần của bộ phận được phân công phụ trách;
– Thứ năm, tiếp nhận giải quyết nhiệm vụ mà Bộ trưởng đã giao phó.
3. Để có thể trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thì phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ thế nào?
Cá nhân để đảm nhiệm vị trí này và thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao phó phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đã được ghi nhận tại Phụ lục VI, ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV. Cá nhân này phải đảm bảo được yêu cầu về trình độ đào tạo, kiến thức bổ trợ ,cũng như kinh nghiệm thành tích công tác trên thực tế và đề cao về phẩm chất cá nhân, cùng với một số các yêu cầu khác để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.
– Liên quan đến trình độ đào tạo:
+ Thứ trưởng Bộ quốc phòng phải đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngành lĩnh vực đang công tác;
+ Đồng thời cũng phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị từ cơ quan có thẩm quyền;
– Kiến thức bổ trợ mà Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phải sở hữu đó là trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và ngạch tương đương;
+ Việc bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Thứ trưởng và tương đương sau khi tham gia phải được cấp chứng chỉ; + Có trình độ tin học và sử dụng được ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác;
– Ngoài ra cá nhân là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng phải đã từng đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo quản lý cấp Tổng Cục trưởng và tương đương Phó Tổng cục trưởng và tương đương thuộc Bộ vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ, Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương;
– Các phẩm chất cá nhân cần có như: sự trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật, cũng như khi tham gia làm các công việc tập thể phối hợp công tác tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, kiên định, điềm tĩnh, cẩn thận, cùng với đó cũng phải có khả năng sáng tạo, tư duy và đoàn kết nội bộ; Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan; Hiểu biết về lĩnh vực công tác của cơ quan trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển…
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hiến pháp năm 2013;
– Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Tổ chức Chính phủ;
– Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH 2019 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam;
– Thông tư số 12/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.