Đấu giá tài sản là một trong những hoạt động góp phần rất lớn vào việc bảo đảm hiệu quả trong quá trình thi hành án dân sự. Vậy vấn đề hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá như thế nào?
Quá trình áp dụng quy định về hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27
– Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua tài sản hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá tuy nhiên chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán thêm bất cứ một khoản tiền nào, thì theo quy định của pháp luật khoản tiền đặt trước đó sẽ thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi xuất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các khoản chi phí cần thiết khác;
– Trong trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, hoặc thực hiện không đúng thời hạn đối với nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá sẽ được xử lý theo thỏa thuận quy định trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản;
– Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, việc bán đấu giá tài sản được xem là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, trong hoạt động bán đấu giá tài sản sẽ có từ hai người trở lên tham gia quá trình đấu giá theo nguyên tắc và trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Phương thức trả giá lên được coi là phương thức trả giá từ thấp đến cao cho đến khi có người trả giá cao nhất thì đó sẽ được coi là người trúng đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, đây được xem là cơ sở pháp lý để chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản bán đấu giá.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được ký kết giữa các tổ chức đấu giá tài sản và người mua tài sản bán đấu giá phải bao gồm các nội dung chính như sau:
– Họ tên và địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
– Họ tên và thông tin cá nhân của đấu giá viên tiến hành hoạt động điều hành cuộc đấu giá tài sản;
– Họ tên và địa chỉ liên hệ của người có tài sản bán đấu giá;
– Họ tên và địa chỉ kèm theo số giấy tờ tùy thân của người mua được tài sản bán đấu giá;
– Thời gian bán đấu giá tài sản, địa điểm bán đấu giá tài sản, tài sản bán đấu giá;
– Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, giá bán hiện tại của tài sản;
– Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã được bán đấu giá;
– Thời hạn và địa điểm giao tài sản bán đấu giá cho người trúng đấu giá sao cho phù hợp với hợp đồng bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác;
– Trách nhiệm của các bên do vi phạm nghĩa vụ và cam kết của các bên.
Trong trường hợp hợp đồng đã được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, thì văn bản công chứng sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày công chứng viên ký và đóng dấu của các tổ chức hành nghề công chứng và văn bản đó. Như vậy có thể nói, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa các tổ chức đấu giá và người trúng đấu giá sau khi được công chứng sẽ được đưa lên cơ sở dữ liệu công chứng.
Trong thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp, người mua chúng đấu giá mới nộp một khoản tiền đặt trước, sau đó họ không có đủ các khoản tiền để nộp hoặc cố tình không nộp vậy nộp chậm các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, khoản tiền đặt trước đó đương nhiên sẽ thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Cơ quan thi hành án sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên để tiếp tục bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật trong trường hợp này thì vấn đề đặt ra đó là hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải bị hủy và không còn hiệu lực thi hành trên thực tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về vấn đề hủy kết quả đấu giá tài sản. Theo đó, kết quả đấu giá tài sản sẽ bị hủy trong một số trường hợp sau đây:
– Theo sự thỏa thuận của các bên, đó là rữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá, hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp hoạt động hủy kết quả đấu giá có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội;
– Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023;
– Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023;
– Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, các tổ chức đấu giá tài sản, các chủ thể được xác định là đấu giá viên có hành vi móc nối, hạ thấp giá cả trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến hiện tượng làm sai thông tin tài sản đấu giá hoặc sai hồ sơ tham gia đấu giá, làm sai kết quả đấu giá tài sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
– Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi thuộc một trong những căn cứ được quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023.
Theo quy định này thì có thể nói, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chỉ bị hủy khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật dân sự năm 2015 xảy ra khi vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự căn cứ theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015. Như vậy, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết mà không thực hiện do người mua đã trúng đấu giá tài sản nhưng không thanh toán đầy đủ tiền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì sẽ không được coi là vô hiệu.
Vì vậy, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chỉ bị hủy khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên hủy theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Thủ tục yêu cầu hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá:
Bên cạnh đó, trình tự và thủ tục hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ được thực hiện theo lộ trình như sau:
Bước 1: Các bên sẽ xem xét lại các điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Khi xem xét các điều khoản trong hợp đồng thì cần đặc biệt tập trung đến các điều khoản hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Thông thường thì các điều khoản này sẽ nêu rõ các trường hợp mà các bên có thể hủy bỏ hợp đồng, thời hạn thông báo bắt buộc mà các bên cần phải tuân thủ và các chế tài xử lý nếu có hành vi vi phạm.
Bước 2: Chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Các loại giấy tờ và tài liệu cần chuẩn bị cho việc hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá trong trường hợp này sẽ bao gồm bản sao của hợp đồng gốc, các loại giấy tờ liên quan đến sửa đổi hợp đồng và
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ thông báo cho các bên còn lại. Căn cứ theo quy định tại Điều 423 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, bên hủy bỏ hợp đồng sẽ phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Sau đó các bên sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tòa án sẽ ghi vào sổ thụ lý, trong trường hợp xét thấy không sơ còn thiếu thì tòa án sẽ yêu cầu bổ sung theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Xem xét và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật.
3. Hậu quả pháp lý sau khi hủy kết quả đấu giá tài sản là gì?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản. Theo đó, trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 72 của Văn bản hợp nhất luật đối với tài sản năm 2023 thì các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu Như không hoàn trả được bằng hiện vật thì sẽ quy đổi thành tiền để hoàn trả bằng tiền. Bên nào có lỗi gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ về hậu quả pháp lý sau khi hủy kết quả đấu giá tài sản theo điều luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
– Nghị định 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;