Trong thời kỳ hội nhập kinh tế xã hội hiện nay, có nhiều người nước ngoài đang học tập và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. Vậy xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài:
Xã hội ngày càng phát triển, người nước ngoài đến sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không thể tránh khỏi được những đối tượng là người nước ngoài tham gia giao thông đường bộ. Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài. Vấn đề này đã được pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể và rõ ràng, vì dù là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài thì hành vi tham gia giao thông đường bộ cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của những người xung quanh và an ninh trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến khách thể do pháp luật Việt Nam bảo vệ. Người nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện nay được hiểu là những người có quốc tịch của một quốc gia khác, không mang quốc tịch của nước Việt Nam, đang sinh sống và học tập trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam đã ghi nhận, người nước ngoài đều có quyền bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không có sự phân biệt về màu da hay sắc tộc, không có sự phân biệt về nghề nghiệp hoặc tôn giáo giữa những người nước ngoài với nhau hoặc giữa người nước ngoài và công dân Việt Nam. Dựa vào nguyên tắc quốc tịch được quy định trong pháp luật về quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy chế pháp lý hành chính dành cho người nước ngoài sẽ có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam. Vì vậy cho nên người nước ngoài vi phạm pháp luật trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ có các quy chế xử lý tương ứng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam, nếu những đối tượng được xác định là người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông thì sẽ bị xử lý giống như công dân Việt Nam thông thường theo quy định của pháp luật mà không có bất cứ một sự ưu tiên nào.
Theo đó thì có thể nói, người nước ngoài nếu có giấy phép lái xe của quốc gia cư trú thì những đối tượng là người nước ngoài đó sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam thì mới được tiến hành hoạt động điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Trong trường hợp các điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì chấp hành thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó. Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 2 của
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về đối tượng áp dụng. Theo đó, đối tượng áp dụng của luật này sẽ được xác định là tổ chức và cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoàn toàn có thể nói, người nước ngoài khi vi phạm giao thông thì sẽ bị xử lý như công dân Việt Nam. Vì vậy cho nên, lực lượng cảnh sát giao thông hiện nay không được né tránh mà cần phải nghiêm chỉnh kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với trường hợp người nước ngoài vi phạm giao thông trong quá trình tham gia giao thông đường bộ khi lưu thông trên lãnh thổ của Việt Nam, và đồng thời cần phải có biện pháp tuyên truyền giải thích về luật an toàn giao thông đường bộ để người nước ngoài hiểu và nghiêm túc chấp hành.
2. Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
Bước 1: Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải tỉnh.
Bước 2: Trường hợp nộp trực tiếp tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải tỉnh, giấy tờ cần xuất trình gồm: Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú … Trường hợp nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tính chính xác của nội dung đã kê khai. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền là Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân, trong trường hợp không cấp giấy phép lái xe quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền cần phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản
3. Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người nước ngoài vi phạm luật giao thông sẽ được xử lý theo quy trình cơ bản sau:
Bước 1: Dừng lại khi được cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra.
Bước 2: Xuất trình giấy tờ cần thiết để cảnh sát giao thông kiểm tra bao gồm: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và bảo hiểm xe máy. Cảnh sát giao thông sẽ thực hiện kiểm tra giấy tờ và các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện.
Bước 3: Xử phạt vi phạm luật giao thông theo 1 trong hai trường hợp.
– Đối với những người nước ngoài vi phạm luật giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam ở mức độ nhẹ, chỉ bị phạt cảnh cáo và không bị lập biên bản;
– Đối với những người nước ngoài có hành vi vi phạm giao thông tại Việt Nam với mức độ nghiêm trọng hơn, thì theo quy định bắt buộc phải lập biên bản xử lý, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu bằng lái xe. Người bị phạt sẽ phải đến kho bạc nhà nước đóng tiền phạt thì mới có thể lấy lại giấy phép lái xe.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.