Hoạt động quan trắc môi trường lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin cần thiết để xác định nhiều nguy cơ rủi ro và tình trạng mất an toàn trong môi trường làm việc của người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt vi phạm về quan trắc môi trường lao động?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm về quan trắc môi trường lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây: Có hành vi không thực hiện hoạt động báo cáo kết quả hằng năm theo quy định của pháp luật cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về địa chỉ trụ sở và chi nhánh của các tổ chức đó, không tham gia khóa huấn luyện đào tạo kiến thức về chính sách pháp luật và khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động khi có hành vi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả về quá trình quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc đó;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành hoạt động quan trắc môi trường lao động để thực hiện đầy đủ quy định về kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với các tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động tiến hành thủ tục gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong những hành vi như: Phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tiến hành hoạt động quan trắc môi trường lao động không theo đúng nguyên tắc và quy trình đã được pháp luật quy định;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả về quan trắc môi trường lao động nhưng không thực hiện hoạt động quan trắc môi trường trên thực tế hoặc thực hiện hoạt động quan trắc môi trường trong thời gian bị đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm các hành vi tương tự sẽ được xác định bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nêu trên. Vì vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ mức xử phạt vi phạm về hành vi quan trắc môi trường lao động theo như phân tích trên đây.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, căn cứ để xây dựng kế hoạch tiến hành hoạt động quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:
– Hồ sơ vệ sinh lao động của các cơ sở lao động và quy trình sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, danh sách thể hiện số lượng người lao động làm việc tại các bộ phận có yếu tố độc hại để xác minh số lượng yếu tố có hại còn phải tiến hành thủ tục quan trắc môi trường lao động, số lượng mẫu cần phải lấy vào vị trí lấy mẫu đối với từng yếu tố có hại khác nhau;
– Số người lao động làm các công việc nặng nhọc và độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại nguy hiểm tại các cơ sở lao động;
– Yếu tố sinh vật và yếu tố gây dị ứng ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động tuy nhiên chưa được xác định trong hồ sơ vệ sinh an toàn lao động.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trình tự và thủ tục thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động sẽ được ghi nhận như sau:
– Trước khi thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động trên thực tế thì các tổ chức quan trắc môi trường lao động sẽ cần phải đảm bảo yêu cầu về máy móc và thiết bị phục vụ cho quá trình quan trắc môi trường lao động được hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật;
– Cần phải thông báo trung thực các kết quả về quá trình quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động;
– Trong trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không đảm bảo thì các cơ sở lao động cần phải tiến hành hoạt động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và giảm thiểu yếu tố có hại cho người lao động và phòng ngừa các bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động, cần phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe để sớm phát hiện ra bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan khác đến ngày nghiệp cho người lao động khi họ được làm việc tại vị trí có môi trường lao động không đảm bảo đến sức khỏe, tiến hành hoạt động bồi thường bằng hiện vật cho người lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
3. Nguyên tắc khi thực hiện quan trắc môi trường lao động:
Quá trình thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nguyên tắc thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:
– Thực hiện quá trình quan trắc môi trường lao động một cách đầy đủ và phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố có hại đã được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do các cơ sở lao động hoàn chỉnh. Riêng đối với những công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì khi tiến hành hoạt động quan trắc môi trường lao động cần phải thực hiện thủ tục đánh giá gánh nặng lao động và đánh giá một số chỉ tiêu tâm lý lao động theo quy định của pháp luật;
– Quan trắc môi trường lao động cần phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập giữa các cơ sở lao động và tổ chức đầy đủ điều kiện để thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động;
– Quan trắc môi trường lao động cần phải được thực hiện trong thời gian các cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế, quá trình quan trắc môi trường lao động cần phải lấy mẫu theo phương pháp mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu phải được đặt tại các vùng có khả năng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, và đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh thì khi có kết quả nghi ngờ, các tổ chức quan trắc môi trường lao động cần phải phân tích bằng phương pháp phù hợp nhất tại các phòng xét nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn;
– Yếu tố có hại cần quan trắc và đánh giá sẽ được bổ sung cập nhật trong hồ sơ vệ sinh an toàn lao động trong những trường hợp bao gồm: Có sự thay đổi về quy trình sản xuất và công nghệ, cần phải thực hiện thủ tục cải tạo và nâng cấp các cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố độc hại mới đối với sức khỏe của người lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện thủ tục quan trắc môi trường lao động, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động sẽ được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động, sẽ được thực hiện hoạt động đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp và báo cáo cho người sử dụng lao động, chi phí quản lý sẽ do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.