Hiện nay nhiều người đã sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để ăn trộm nước sạch nhầm mục đích sử dụng nước miễn phí, hiện tượng này khiến tình trạng thất thoát nước xuất hiện. Vậy hành vi ăn trộm nước sạch sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi ăn trộm nước sạch bị xử phạt như thế nào?
Trong đời sống hiện nay thì nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hành vi ăn trộm nước sạch vẫn diễn ra cùng phổ biến. Nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên các địa bàn và trên các tỉnh thành phố trong phạm vi cả nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đơn vị cung cấp nước sạch đến người dân đã đưa ra một mức giá tốt nhất để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Tuy nhiên nhiều người vẫn sử dụng các hành vi và thủ đoạn khác nhau để ăn trộm nước sạch nhằm mục đích được sử dụng nước miễn phí. Đây được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì thế khiến cho tình trạng thất thoát nước xuất hiện trong đời sống và đây cũng chính là lý do làm suất hiện các căn cứ vào các quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi ăn trộm nước sạch.
Các đối tượng hiện nay khi này sinh ý định ăn trộm nước sạch của nhà nước thì sẽ có rất nhiều cách thức khác nhau, thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau để mong muốn sử dụng nước sạch miễn phí trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì các thủ đoạn ăn trộm nước ngày càng cao cấp và tinh vi gây khó khăn cho các đơn vị quản lý nước sạch trên địa bàn và trên các tỉnh thành phố khác nhau. Theo các lãnh đạo hiện nay thì nhiều thủ đoạn còn có thể dùng kim khéo léo cách kim đồng hồ và dừng lại kim đồng hồ, hoặc sử dụng nam châm đặt lên mặt đồng hồ nhầm mục đích tác dụng khiến đồng hồ quay với tốc độ chậm. Tùy vào từng tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, hành vi ăn trộm nước sạch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Suy cho cùng, hành vi ăn trộm nước sạch được xem là một trong những hành vi gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước và các cơ quan tổ chức khác trong xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi ăn trộm nước sạch, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Trộm cắp tài sản, có hành vi xâm nhập vào các khu vực nhà ở và các khu vực kho bãi trái quy định của pháp luật, có hành vi xâm nhập vào các địa điểm thuộc quyền quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp tài sản hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc đến thời điểm phải trả lại tài sản có được từ các giao dịch dân sự như: vay hoặc mượn hoặc thuê tài sản của người khác, hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện để hoàn trả và có khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
– Không trả lại tài sản của người khác thông qua các giao dịch dân sự như: vay hoặc mượn hoặc thuê tài sản của người khác, nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng dân sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến hiện tượng không còn khả năng để hoàn trả lại tài sản;
– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức và doanh nghiệp trong xã hội.
Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
– Trục xuất đối với nhóm đối tượng là người nước ngoài có hành vi đi phạm quy định của pháp luật nêu trên.
2. Hành vi ăn trộm nước sạch có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi ăn trộm nước sạch trái quy định của pháp luật hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi thỏa mãn các cấu thành tội phạm của tội danh tương ứng. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – đấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lí. Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Những thủ đoạn ăn trộm nước sạch phổ biến:
Như chúng ta đã biết hiện nay thì các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để ăn trộm nước bằng cách làm đồng hồ nước quay chậm hoặc ngừng quay để có thể sử dụng nước được miễn phí và gây thất thoát đến nguồn thu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể kể đến một số thủ đoạn ăn trộm nước sạch thường gặp như sau:
– Tháo giờ đồng hồ và dùng một sợi dây kim loại nhỏ để luôn vào bên trong nhằm mục đích cố định cánh quạt, mục đích của thủ đoạn này là làm cho cánh quạt nước không quay khi có nước đi qua và khi đó các thông số trên mặt đồng hồ cũng sẽ không dịch chuyển;
– Tháo rồi mặt hiển thị và sau đó dùng một sợi dây kim loại nhỏ luôn quá dậy điểm số hoặc luôn qua trục quay để làm mắc kẹt đồng hồ nước, không cho quay đồng hồ nước và nước đi qua đồng hồ sẽ khiến cho đồng hồ không thể quay được và không thể đếm số;
– Dùng một cục nam châm có lực hút tương đối lớn đặt lên mặt đồng hồ nước để tác động đến đĩa quay bên trong và tác động đến từ chính làm cho đồng hồ quay chậm hoặc đồng hồ ngưng quay hoàn toàn;
– Dùng một lọ keo đổ vào bên trong của mặt đồng hồ để làm đồng hồ quay chậm hoặc ngừng quay do bị mắc kẹt trong trục quay và mắc kẹt tại bộ điểm số của đồng hồ;
– Tiến hành đào hoặc chế tạo một đường ống vụ từ các đường ống chính để nước chạy qua đó mà không chạy qua đồng hồ, và đồng hồ cũng sẽ không quay và không thể phát hiện được các nguồn nước này;
– Và nhiều thủ đoạn khác nhằm mục đích ăn trộm nước sạch và sử dụng nguồn nước miễn phí.
Tuy nhiên dù dùng bất cứ thủ đoạn nào thì hành vi ăn trộm nước sạch là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và gây thất thoát đến nguồn thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy vào từng mức độ và hậu quả xảy ra trên thực tế mà người có hành vi ăn trộm nước sạch có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.