Khi tham gia giao thông đường bộ các chủ xe cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật về các loại giấy tờ cần mang theo. Vậy khi xe tải tư nhân khi chở hàng có cần mang theo giấy vận tải?
Mục lục bài viết
1. Xe tải tư nhân khi chở hàng có cần mang theo giấy vận tải không?
Căn cứ vào Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về
– Giấy vận tải là văn bản bằng giấy hoặc có thể bằng bản điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, đó là giấy vận tải phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin tối thiểu như:
+ Tên đơn vị vận tải;
+ Biển kiểm soát xe;
+ Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải;
+ Hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có);
+ Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cập nhật qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải .
– Giấy vận tải do đơn vị kinh doanh vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường nếu là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
Căn cứ vào Điều 49 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:
– Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định, có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải điện tử trong quá trình vận chuyển.
– Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có quyền từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy giấy vận tải bắt buộc phải có đối với các đối tượng kinh doanh vận tải đưa cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Xe tải tư nhân là xe đăng ký theo cá nhân tên họ một người. Tuy nhiên nếu xe tư nhân có hoạt động chở hàng hóa theo hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa thì bắt buộc phải mang theo giấy vận tải và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, thông tin tối thiểu phải có của giấy vận tải. Nếu không sẽ phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải là việc sử dụng xe tải vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm: kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là:
+ Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ
+ Và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
2. Giấy vận tải cần nộp cho cơ quan nào?
* Một số lưu ý về giấy vận tải:
– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải cấp cho lái xe Giấy vận tải cho lái xe trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Giấy vận tải phải có xác nhận: ký, ghi rõ họ và tên, khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
– Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như các loại giấy tờ đó là: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới….
– Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định.
– Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định100/2019/NĐ-CP đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu thì sẽ có mức xử phạt đó là:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Căn cứ vào khoản 3 Điều 51 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về cung cấp thông tin của giấy vận tải như sau:
– Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm:
+ Tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải
+ Tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ
+ Tên Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải
+ Thông tin về xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và trọng tải xe (kg)
Đây là những thông tin mặc định bắt buộc phải có và kèm theo thông tin của từng chuyến xe.
– Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm:
+ Thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại)
+ Thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe)
+ Thời gian, địa chỉ nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình
+ Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có)
+ Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg)
Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá có trách nhiệm cung cấp những thông tin tối thiểu của Giấy vận tải qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải. Thông tin mặc định và thông tin của từng chuyến xe nêu trên phải được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hoá.
3. Mẫu giấy vận tải :
GIẤY VẬN TẢI
Số: ……. Có giá trị đến…..
Biển kiểm soát xe:………
1. Thông tin về đơn vị kinh doanh | 2. Thông tin về người lái xe |
Đơn vị vận tải: | Họ tên lái xe: |
Địa chỉ: | Giấy phép lái xe số: |
Số điện thoại liên hệ: | Số điện thoại liên hệ: |
3. Thông tin về người thuê vận tải | 4. Thông tin về hợp đồng vận tải |
Tên người thuê vận chuyển: | Số hợp đồng: |
Địa chỉ: | Ngày… tháng… năm…… |
5. Thông tin về chuyến đi | 6. Thông tin về hàng hóa |
Tuyến vận chuyển:
| Tên hàng hóa: |
Điểm xếp hàng:
| Khối lượng hàng hóa: |
Điểm giao hàng:
| Thông tin khác: |
Thời gian vận chuyển dự kiến:………. |
|
Bắt đầu từ:………(giờ) |
|
Tổng số km dự kiến: |
|
7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc |
|
Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc |
|
8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi | |
Thông tin về xếp hàng lên xe – Xếp lần 1: Địa điểm:……… Khối lượng hàng:…….. thời gian:… Xác nhận của người xếp hàng: ………
– Xếp lần 2: Địa điểm:……… Khối lượng hàng:……. thời gian:…… Xác nhận của người xếp hàng: ……… | Thông tin về dỡ hàng xuống xe – Dỡ lần 1: Địa điểm:……… Khối lượng hàng:…… thời gian:……….. Xác nhận của người dỡ hàng: …………
– Dỡ lần 2: Địa điểm:……… Khối lượng hàng:……… thời gian:……… Xác nhận của người dỡ hàng: ………… |
| …., ngày… tháng… năm…… |
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô