Thực hiện đánh giá về mức độ tai nạn có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ, thống kê kiểm soát tình trạng này cho cơ quan nhà nước cũng như là cơ sở để yêu cầu mức bồi thường. Vậy tai nạn giao thông bao gồm những mức độ nào?
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về tai nạn giao thông?
Hiện nay, Thông tư 58/2009/TT-BCA được ban hành bởi Bộ Công an vẫn còn hiệu lực và được áp dụng hướng dẫn đến việc thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được hiểu là một sự kiện xảy ra khi các cá nhân tham gia giao thông đường bộ, trong quá trình thực hiện này các cá nhân vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và gặp những rủi ro bất ngờ không lường trước. Chính vì điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây tổn thất về tính mạng sức khỏe con người cũng như tài sản của các cá nhân, cơ quan tổ chức khác;
Với tình trạng tai nạn giao thông diễn ra vô cùng phổ biến và có nhiều mức độ phức tạp khác nhau thì cá nhân cần tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ để đảm bảo sự an toàn của chính mình và những người xung quanh. Đồng thời, cũng bảo vệ tài sản lợi chung của cộng đồng.
2. Tai nạn giao thông gồm những mức độ nào?
Tai nạn giao thông là cụm từ mang hàm ý rộng bởi trong lĩnh vực giao thông, tai nạn giao thông có thể được phân loại theo một số hạng mức cụ thể như sau:
– Va chạm giao thông: Va chạm giao thông sẽ được sử dụng đối với những loại tai nạn xảy ra khi hai hoặc nhiều các phương tiện giao thông va chạm với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các bên vi phạm quy tắc giao thông hoặc khi tham gia thiếu quan sát và bị tác động bởi một số yếu tố khác. Căn cứ trên thực tế về mức độ thiệt hại khi xảy ra va chạm thì có thể đưa ra đánh giá với mức độ va chạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng: được hiểu là loại tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả ít nghiêm trọng thường gây ra một số cá nhân bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản. Qúa trình định giá tài sản được xác định là có giá trị từ một mức độ nhất định đến một mức độ thấp. Việc đánh giá mức độ thiệt hại này thường được quy định bởi các quy định và tiêu chuẩn tương ứng điều chỉnh trong lĩnh vực giao thông.
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng được nêu lên khi phân loại tai nạn giao thông: Khi xảy ra va chạm giao thông, loại tai nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng so với tai nạn gây ra hậu quả ít nghiêm trọng dẫn đến một số người bị thiệt mạng hoặc nhiều người bị thương.
Theo đánh giá từ cơ quan có thẩm quyền thì tai nạn giao thông ở mức này gây trực tiếp về tài sản mà tài sản này có giá trị đáng kể;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng được hiểu là loại tai nạn có mức độ hậu quả rất nghiêm trọng với số lượng người thiệt mạng hoặc bị thương rất lớn. Tài sản bị thiệt hại trong vụ va chạm giao thông này giá trị cao;
– Mức độ cuối cùng kể đến đó là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Đây là mức độ hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhất được cách đến khi xảy ra tai nạn giao thông. Ở đó số lượng người thiệt mạng hoặc bị thương rất lớn cùng với thiệt hại về tài sản có giá trị cực kỳ cao. Việc tiến hành phân loại tai nạn giao thông theo các hạng mục trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng vụ tai nạn.
Sắp tới đây, nếu dự thảo quy định chỉ tiêu thống kê tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông năm 2020 được thông qua thì mức độ hậu quả tai nạn giao thông sẽ căn cứ theo hậu quả thiệt hại về người tài sản trong vụ tai nạn giao thông đã đưa ra các mức độ như sau:
– Loại 1: vụ tai nạn giao thông có từ ba người trở lên;
– Loại 2: khi xảy ra tai nạn giao thông mà có hai người chết;
– Loại 3: khi tham gia giao thông xảy ra va chạm mà có một người chết;
– Loại 4 với mức độ nhẹ hơn đó là tai nạn giao thông không có người chết nhưng có người mất tích;
– Loại 5 vụ tai nạn giao thông không có người chết không có người mất tích và không có người bị thương;
– Loại 6: được coi là mức độ thấp nhất đó tai nạn giao thông chỉ có thiệt hại về tài sản.
Như vậy, để phân loại tai nạn giao thông phải căn cứ vào mức độ thiệt hại về người tài sản của những vụ tai nạn đó. Theo pháp luật hiện hành thì có bốn mức độ tai nạn giao thông cơ bản nêu trên. Viêc thực hiện thống kê, phân loại chi tiết, cụ thể để giúp các cơ quan quản lý hoặc người dân nắm bắt rõ hơn về bản chất tác động của từng loại tai nạn. Đồng thời đưa ra được các biện pháp phòng ngừa quản lý xử lý hiệu quả.
3. Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính:
– Cảnh sát giao thông có trách nhiệm mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để cung cấp các thông tin cơ bản về quá trình điều tra, xác minh, (kết luận nguyên nhân diễn biến vụ tai nạn giao thông hoặc việc xác định lỗi giữa những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông; đồng thời việc thực hiện mời các bên liên quan đến làm việc cũng nêu rõ hình thức xử lý vi phạm hành chính nếu được áp dụng);
Cảnh sát giao thông đồng thời sẽ tiến hành lập biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu quy định. Thực hiện theo Mẫu số 15/ TNDB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA; Đối với một số vụ việc sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính nếu có đã được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính;
Trong trường hợp khi mời lên làm việc mà một trong các bên liên quan vắng mặt có lý do chính đáng thì cảnh sát giao thông lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hệ lại thời gian để cá nhân này đến giải quyết;
– Thực hiện trách nhiệm lập báo cáo nộp lên lãnh đạo có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu có;
– Đối với những vụ va chạm giao thông các bên có thể tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì tạo điều kiện cho các bên tự giải quyết vấn đề này đã trụ sở cơ quan đơn vị; trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được với nhau về giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự;
– Giai đoạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông sau khi được thực hiện thì Cán bộ cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông; Quá trình này diễn ra thì cá nhân phải tiến hành thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ đồng thời lưu hồ sơ theo đúng quy định của Bộ công an và pháp luật có liên quan;
– Đối với một số vụ việc cơ quan điều tra thực hiện thụ lý giải quyết nhưng không đưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ, quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì: Có trách nhiệm chuyển hồ sơ và phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính.
Lúc này, Cán bộ cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ nhận thụ lý, báo cáo với người có thẩm quyền để thực hiện theo đúng quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 và thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA;
– Khi tiếp nhận giải quyết điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông mà cơ quan đơn vị thụ lý tai nạn giao thông nếu phát hiện những bất cập thiếu sót trong quá trình quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông và việc quản lý người điều khiển phương tiện quản lý phương tiện thì có trách nhiệm đưa ra văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý ngành chủ quản đã có thể áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ do Bộ Công an ban hành;