Công tác tiếp nhận và xử lý tin báo có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, là căn cứ để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội trong vụ án hình sự nói chung và vụ việc tai nạn giao thông nói riêng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử lý tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông:
Hiện nay, tin báo tại nạn giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý vụ việc, bất kỳ một vụ tai nạn giao thông nào xảy ra trên thực tế đều kéo theo những hậu quả khó lường, vì vậy cần phải thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về xử lý tiếp nhận và xử lý tin báo tai nạn giao thông. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, các cán bộ tiếp nhận tin báo tại trụ sở đơn vị là các cán bộ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành hoạt động tiếp nhận xử lý tin báo tai nạn giao thông theo thủ tục như sau:
Bước 1: Chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động tiếp nhận tin báo tai nạn giao thông tại trụ sở của đơn vị. Các cán bộ tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông cần phải khai thác thông tin của người báo tin theo quy định của pháp luật, sau quá trình khai thác thông tin thì cần phải ghi vào sổ theo dõi các vụ việc tai nạn giao thông theo mẫu do pháp luật quy định ban hành kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, các thông tin sau đây:
– Họ tên và địa chỉ, số điện thoại của người báo tin tai nạn giao thông;
– Thời gian nhận tin báo và địa điểm xảy ra vụ việc tai nạn giao thông;
– Thiệt hại ban đầu về người trong đó bao gồm số người chết và số người bị thương trong quá trình xảy ra vụ việc tai nạn giao thông;
– Thông tin về phương tiện bao gồm biển số xe và loại xe, thiệt hại về phương tiện đường bộ và các công trình giao thông đường bộ kèm theo các tài sản khác trong quá trình xảy ra tai nạn giao thông;
– Họ tên và địa chỉ kèm theo số điện thoại của những người liên quan hoặc người biết về vụ việc tai nạn giao thông đó;
– Những thông tin khác về vụ việc tai nạn giao thông.
Bước 2: Các cán bộ sau khi tiếp nhận tin báo về vụ việc tai nạn giao thông cần phải ngay lập tức báo cáo lên lãnh đạo trực tiếp chỉ huy đơn vị để xử lý tin báo theo quy định của pháp luật. Đối với các cán bộ cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo trong quá trình đang làm nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát, trong quá trình xử lý vi phạm trên các địa bàn mà mình hoạt động, Trực tiếp phát hiện ra vụ việc tai nạn giao thông thì cần phải ngay lập tức báo cáo lên lãnh đạo đơn vị để có thể tiến hành kịp thời giải quyết theo đúng thẩm quyền và theo quy định của pháp luật, trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cần phải thông báo cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền để giải quyết và có trách nhiệm phối hợp giải quyết theo yêu cầu.
Bước 3: Được tin báo vụ việc tai nạn giao thông cần phải khẩn trương đến hiện trường để xác nhận và thực hiện hoạt động xác minh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần phải lưu ý, tất cả các vụ tai nạn giao thông phải được thông báo cho công an cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tai nạn giao thông đó để cơ quan chức trách có thể giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp giải quyết khi có yêu cầu.
2. Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, có quy định về cơ quan có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và xử lý tin báo tai nạn giao thông bao gồm:
– Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện);
– Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh);
– Cục Cảnh sát giao thông.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên đây phải tổ chức trực ban tiếp nhận đầy đủ các tin báo về tai nạn giao thông. Địa điểm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan, số điện thoại, có cán bộ trực 24/24 giờ và thông báo rộng rãi để mọi người biết.
3. Quy định về thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, có quy định về thời hạn điều tra và xác minh, thời hạn giải quyết vụ việc tai nạn giao thông. Theo đó thì những vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm cần phải được thực hiện trong thời hạn điều tra và xác minh như sau:
– Khi nhận được tin báo về vụ việc tai nạn giao thông của các chủ thể khác nhau thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là cảnh sát giao thông cần phải tiến hành hoạt động điều tra và xác minh, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được tin báo, trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp xét thấy cần phải xác minh thêm theo quy định của pháp luật thì có thể kéo dài thời gian điều tra và xác minh tuy nhiên không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ việc tai nạn giao thông. Trong trường hợp phải thông báo để tiến hành hoạt động giám định chuyên môn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xét thấy cần phải có thêm thời gian để xác minh và thu thập chứng cứ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, việc gia hạn phải được thực hiện bằng văn bản và thời gian gia hạn không được quá 30 ngày;
– Khi kết thúc thời gian điều tra và xác minh điều trên thì lực lượng cảnh sát giao thông phải trả lời bằng văn bản về kết quả điều tra và xác minh, trả lời về kết quả giải quyết vụ việc tai nạn giao thông theo mẫu do pháp luật quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, có quy định về nội dung cần phải điều tra và xác minh đối với những tình tiết của vụ việc tai nạn giao thông như sau:
– Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
– Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
– Tình iết tăng nặng, giảm nhẹ;
– Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
– Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;
– Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
– Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.