Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói, báo hình. Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình thì hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình (cấp phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình) bao gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
– Tờ khai của cơ quan chủ quản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (tờ khai theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BTTTT);
– Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt (theo số 2 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BTTTT);
– Danh sách nhân sự dự kiến (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BTTTT);
– Các giấy tờ hợp pháp của người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, bao gồm có:
+ Sơ yếu lý lịch (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BTTTT);
+ Bằng tốt nghiệp đại học trở lên (bản sao có chứng thực);
+ Thẻ Nhà báo còn hiệu lực (bản sao).
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: nộp hồ sơ
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình (cấp phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình) chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình (cấp phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình) đã nêu ở mục trên đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình (cấp phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình) bằng một trong các phương thức nộp hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền.
– Nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình qua hệ thống bưu chính.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình (cấp phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình) chính là Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Bước 2: Giải quyết hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình
Trường hợp 1: hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình chưa đáp ứng đủ điều kiện
– Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình, nếu trong trường hợp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình chưa đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) phải có văn bản
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi ở trên văn bản thông báo do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) gửi thì cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình phải có trách nhiệm thực hiện nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo đúng nội dung yêu cầu ghi trong văn bản thông báo.
– Kết thúc thời hạn để cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình nộp hồ sơ bổ sung (30 ngày) mà cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình không nộp hồ sơ bổ sung cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) thì Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ.
– Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
Trường hợp 2: hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình đã hợp lệ đúng quy định
– Trong thời hạn tối đa 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình đã hợp lệ đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép hoạt động báo nói, báo hình cho cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình.
– Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo nói, báo hình, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi được phép hoạt động báo nói, báo hình:
Căn cứ Điều 9 Văn bản hợp nhất
– Hành vi đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những nội dung:
+ Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận về chính quyền nhân dân;
+ Bịa đặt, gây hoang mang trong toàn Nhân dân;
+ Gây ra chiến tranh tâm lý.
– Hành vi đăng, phát thông tin có những nội dung:
+ Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
+ Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm đến quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
+ Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ những tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm đến niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Phá hoại việc thực hiện các chính sách đoàn kết quốc tế.
– Hành vi đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm mục đích chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hành vi xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
– Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của các cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
– Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan.
– Thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
– Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ các hành động dâm ô, hành vi tội ác; các thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của
– Thông tin gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
– In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong các tác phẩm báo chí mà đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc các nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
– Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới toàn công chúng.
– Đe dọa, uy hiếp đến tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên.
– Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên đang hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
– Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin trên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình;
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Báo chí.