Hiện nay, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng phát triển. Dưới đây là thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì có thể nói, vấn đề người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài là một hiện tượng xảy ra vô cùng phổ biến. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được xác định là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hiện nay vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động là công dân Việt Nam đang được xem là mối quan tâm lớn của toàn thể xã hội. Việc tìm kiếm thị trường lao động nước ngoài cũng đã và đang trở thành một trong những chính sách và định hướng mà các quốc gia hướng đến, nó mang tính chiến lược lâu dài, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên có thể nói, đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thì các chủ thể cần phải tiến hành hoạt động xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài thông thường sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau, các chủ thể có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ trao giấy biên nhận kết quả cho người nộp hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì sẽ yêu cầu bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó Cục quản lý lao động nước ngoài sẽ kiểm tra và lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bước 4: Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ xem xét để cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp khi nhận được văn bản xin ý kiến của Cục quản lý lao động nước ngoài. Trong trường hợp xét thấy không đầy đủ điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài thì bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ cần trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ. Ngược lại, nếu như xét thấy đầy đủ điều kiện để cấp giấy phép thì bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ phê duyệt hoạt động cấp giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp nộp hồ sơ, thời gian để thực hiện thủ tục hành chính này kéo dài trong 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 5: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp nộp hồ sơ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các giấy tờ và tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật;
– Giấy xác nhận ký quỹ tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp xin giấy phép ký quỹ;
– Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp;
– Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo các loại giấy tờ chứng minh đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Phương án tổ chức hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho những người lao động trước khi đưa họ đi làm việc ở nước ngoài;
– Danh sách các cán bộ phụ trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong danh sách có tài bao gồm những nội dung cơ bản như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao và chức vụ nhất định.
3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và Điều 6 của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về nhân viên nghiệp vụ trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, thì các doanh nghiệp phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm chính thức về vấn đề thực hiện quá trình đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài:
– Chủ thể đó phải đáp ứng được điều kiện về trình độ học vấn, tức là tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên có các nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật hoặc nhân văn, lĩnh vực dịch vụ xã hội hoặc khoa học và công nghệ, kinh doanh và quản lý; tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc các nhóm ngành nêu trên nhưng phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nhân viên nghiệp vụ phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trừ những đối tượng không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động giáo dục và định hướng cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể bao gồm các tiêu chuẩn sau:
– Có phòng học và có phòng nội trú cho ít nhất 100 sinh viên tại một thời điểm;
– Có cơ sở sơ cứu và cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu và cấp cứu phù hợp;
– Có phòng học với diện tích tối thiểu là 1.4 m2/học viên và có các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho quá trình học tập;
Phòng nội trú phải có diện tích tối thiểu từ 3.5 m2/học viên, phòng nội trú đó phải có các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho quá trình sinh hoạt nội trú của các học viên, bố trí không quá 12 học viên trong phòng, khu vực nội trú phải được bố trí tắt biệt cho các học viên nam và nữ, phải có đầy đủ bông tắm và nhà vệ sinh trong quá trình sinh hoạt;
– Trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng thuê cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động giáo dục thì thời hạn thuê ít nhất phải còn 02 năm tại thời điểm doanh nghiệp đồ còn sơ xin cấp giấy phép;
– Chi nhánh được doanh nghiệp giao tổ chức hoạt động giáo dục cho các học viên trong quá trình đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện về vệ sinh an toàn, có phòng học và có phòng nội trú đáp ứng theo quy định của pháp luật, trong trường hợp thuê cơ sở vật chất thì phải còn thời hạn tối thiểu ít nhất là 02 năm;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp đối với các cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động giáo dục định hướng trong suốt thời gian hoạt động và cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ ba, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về trang thông tin điện tử, cụ thể như sau:
– Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có tên miền quốc gia Việt Nam với đuôi “.vn”, phải đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp và đăng tải hình ảnh giấy phép hoạt động của doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên trang thông tin của doanh nghiệp;
– Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động thường xuyên và liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng thông tin mạng, trong khoảng thời gian bẩy này làm việc được tính kể từ ngày có sự thay đổi về thông tin cơ bản của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó phải cập nhật thông tin thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
– Nghị định số 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.