Sau khi lập di chúc, và công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng thì người để lại tài sản mong muốn được sửa đổi nguyện vọng của mình. Vậy thì, di chúc đã được công chứng liệu có sửa lại được không?
Mục lục bài viết
1. Di chúc có cần phải công chứng hay không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề lập di chúc. Hiện nay di chúc được thể hiện dưới hai hình thức, di chúc được lập thành văn bản, trong trường hợp không thể lập thành văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng, tuy nhiên di chúc bằng miệng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 628 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định những loại hình di chúc bằng văn bản bao gồm:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có công chứng tại tổ chức công chứng;
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, di chúc văn bản hợp tác cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy có thể nói, tổng hợp các quy định như phân tích trên đây thì pháp luật Việt Nam hiện nay không bắt buộc di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợpd i chúc của những người bị hạn chế về thể chất hoặc những người không biết chữ, thì phải có người làm chứng lập thành văn bản và tiến hành hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Di chúc đã được công chứng thì có sửa lại được không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì di chúc là văn bản thể hiện mong muốn và nguyện vọng để lại tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho người khác sau khi một cá nhân qua đời, di chúc được xem là hành vi pháp lý đơn phương. Căn cứ theo quy định tại Điều 635 của Bộ luật dân sự năm 2015 và theo như quá trình phân tích ở trên, thì có thể nói, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc không yêu cầu công chứng. Di chúc không công chứng vẫn sẽ có hiệu lực nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 650 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận về việc sửa đổi hoặc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Theo đó thì pháp luật hiện nay sẽ cho phép các chủ thể có quyền được sửa lại di chúc theo nguyện vọng của bản thân. Cụ thể việc sửa đổi hoặc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc được ghi nhận như sau:
– Người lập di chúc có quyền sửa đổi hoặc thay thế, có quyền bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ thời điểm nào, và bất cứ lúc nào;
– Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và di chúc bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật như nhau, nếu như một phần của di chúc đã lập và phân bổ sung có sự mâu thuẫn với nhau thì phần di chúc bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật và phần di chúc bị bổ sung sẽ không còn hiệu lực trên thực tế;
– Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng một di chúc mới thì di chúc trước đó sẽ bị hủy bỏ, di chúc thay thế sẽ có hiệu lực.
Như vậy pháp luật hiện nay cho phép người lập di chúc được quyền sửa lại di chúc. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật công chứng năm 2018, thì di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi một phần hoặc sửa đổi toàn bộ di trú thì có quyền yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào tiến hành hoạt động công chứng việc sửa đổi hoặc thay thế di chúc đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được bảo lưu tại một tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật thì người lập di chúc cần phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc sửa đổi hoặc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc.
Như vậy theo các quy định nêu trên, trong trường hợp di chúc đã được công chứng thì người lập di chúc có quyền sửa đổi di chúc đó bất cứ lúc nào.
Di chúc sẽ được coi là di chúc hợp pháp nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 như đã phân tích ở trên. Kể cả trong trường hợp di chúc đã được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi một phần hoặc toàn bộ di chúc đó thì có thể yêu cầu công chứng viên công chứng việc sửa đổi đó theo quy định của pháp luật.
3. Sửa lại di chúc đã được công chứng tại đâu?
Theo như phân tích ở trên thì người lập di chúc, kể cả trong trường hợp di chúc đã được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng thì vẫn có quyền sửa lại di chúc bất cứ lúc nào. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật công chứng năm 2018 có ghi nhận, trong trường hợp di chúc đã được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, sau đó người lập di chúc lại muốn sửa đổi hoặc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ một phần/hủy bỏ toàn bộ di chúc đã lập trước đó, thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào tiến hành hoạt động công chứng việc sửa đổi di chúc. Trong trường hợp di chúc trước đó đang lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì theo quy định của pháp luật hiện nay, người lập di chúc phải tiến hành hoạt động thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc để họ biết về việc người lập di chúc đã sửa đổi hoặc bổ sung, đã thay thế hoặc hủy bỏ bản di chúc ban đầu.
Như vậy theo quy định này thì có thể nói, khi người lập di chúc muốn sửa đổi di chúc đã công chứng, thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi bản di chúc ban đầu. Nếu di chúc đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, thì người lập di chúc còn phải tiến hành hoạt động thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc người lập di chúc đã sửa đổi bản di chúc.
Như vậy khi muốn sửa lại di chúc đã công chứng tại các văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng theo quy định của pháp luật, thì người yêu cầu sửa đổi có thể yêu cầu bất cứ công chứng viên nào tại các văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng để yêu cầu công chứng việc sửa đổi lại di chúc. Tuy nhiên khi công chứng di chúc, hiện nay nhiều người đều yêu cầu văn phòng công chứng / phòng công chứng lưu giữ bản di chúc, cho nên khi sửa đổi hoặc bổ sung nội dung trong di chúc cũ, thì người lập di chúc phải thông báo cho văn phòng công chứng / phòng công chứng đang lưu giữ di chúc, để họ biết về việc sửa đổi và bổ sung này.
4. Thủ tục sửa lại di chúc đã được công chứng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật công chứng năm 2018, thủ tục sửa đổi di chúc trong đó bao gồm cả di chúc đã công chứng sẽ được thực hiện tương tự như thủ tục công chứng di chúc thông thường trên thực tế. Do đó cho nên, quá trình sửa lại di chúc đã công chứng thì sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Người có nhu cầu sửa lại di chúc sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người lập di chúc, di chúc bản chính … và một số giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì người lập di chúc sẽ liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc sửa đổi. Tại đây thì công chứng viên sẽ tiến hành hoạt động giải thích rõ cho người để lại di sản quyền và nghĩa vụ của mình khi sửa đổi và bổ sung di chúc. Sau khi giải thích và nhận được sự đồng ý của người lập di chúc thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ và tài liệu. Nếu như xét thấy giấy tờ hợp lệ và đầy đủ theo quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ hướng dẫn người lập di chúc ký vào từng trang trong dự thảo di chúc sửa đổi.
Bước 3: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ và ký xác nhận vào nội dung sửa đổi di chúc. Thời gian để thực hiện thủ tục này sẽ kéo dài trong khoảng 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Nếu như xét thấy có nội dung phức tạp cần phải xác minh thì thời gian sẽ được kéo dài, tuy nhiên không quá 10 ngày làm việc. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì người yêu cầu sửa đổi sẽ phải nộp phí công chứng sửa đổi và bổ sung di chúc đó là 40.000 đồng/trường hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.