Lừa đảo hiện nay xảy ra tràn lan trong cuộc sống, thông qua mạng xã hội và các chiêu thức gian xảo khác. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người xử lý thế nào?
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
* Khung 1: Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối, giá trị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Cá nhân có hành vi gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà dưới 2 triệu đồng, tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm.
+ Trước đó đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội bao gồm tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) mà còn vi phạm.
+ Thực hiện hành vi và có gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự hay an toàn xã hội.
+ Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay gia đình họ.
* Khung 2: Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
– Tính chất chuyên nghiệp khi thực hiện hành vi.
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Tái phạm nguy hiểm.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 3: Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 4: Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trường hợp đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người sẽ bị xử lý theo mức phạt quy định như trên.
2. Phân tích cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
2.1. Mặt khách quan:
– Hành vi vi phạm: đối tượng có hành vi dùng thủ đoạn gian dối với mục đích để chiếm đoạt tài sản, cụ thể hành vi như sau:
+ Đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội: đưa thông tin giả có thể bằng nhiều cách như lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động.
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sẽ dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
– Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt sẽ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
2.2. Khách thể:
Hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
2.3. Mặt chủ quan:
Đối tượng thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý. Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.
3. Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải trình báo đến đâu:
Khi phát hiện mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần thực hiện trình báo đến cơ quan chức năng để giải quyết:
Thứ nhất, trình báo bằng phương thức online qua đường dây nóng của
+ Đường dây nóng của Công an Thành phố Hà Nội: 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội
+ Đường dây nóng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh: số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508
+ Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 hoặc Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
+ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công An.
+ Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email [email protected].
+ Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA), số điện thoại: 024 62901028; email [email protected].
+ Các doanh nghiệp an toàn thông tin của Việt Nam: Bkav, VNPT Cyber Immunity, Viettel Cyber Security, CMC Cyber Security, FPT IS, HPT, MISOFT và VNCS…
+ Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc.
Thứ hai, người dân sẽ làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng tại địa phương:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Các tài liệu, hồ sơ chứng minh việc bị lừa đảo như các ảnh chụp đoạn chat tin nhắn; video, ghi âm, các giao dịch chuyển tiền,…
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp hồ sơ.
– Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
4. Các biện pháp phòng tránh lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
– Khuyến cáo không được cung cấp các thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc đăng tải lên mạng xã hội.
– Không được cung cấp các thông tin cá nhân của mình như địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân khi chưa biết đối tượng đó là ai và được cung cấp sử dụng với mục đích gì.
– Không được cung cấp tên đăng nhập hay các mật khẩu/mã PIN của các app ngân hàng, mã OTP cho những đối tượng khác ngay cả khi nhận được yêu cầu của nhân viên ngân hàng.
– Luôn cẩn trọng với những cuộc điện thoại gọi đến từ các số điện thoại lạ, đặc biệt là các số điện thoại có đầu số từ nước ngoài.
– Luôn cẩn trọng với những đối tượng kể cả bạn bè quen biết, những người xung quanh, đặc biệt trong việc
– Không được tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng xã hội, vay tiền qua mạng hay làm việc online – cộng tác viên cho các nhãn hàng rồi chuyển tiền cho họ.
– Nếu như không may bản thân bị lừa đảo thì cần bình tĩnh
thu thập lại các bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú. Bên cạnh đó, phải
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: