Tôi có một ngôi nhà đang thế chấp tại ngân hàng ngoài ra, tôi không có tài sản gì. Vậy tôi phải làm như thế nào và ngôi nhà đang thế chấp của tôi có liên quan gì tới vụ việc này không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư!
Tôi rất mong luật sư tư vấn cho tôi vụ việc sau: Tôi có vay nợ của một người ngoài 500 triệu đồng.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Bạn cần xác định lại tất cả tài sản của mình bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác. Vì những tài sản trên sẽ là tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án. Bạn cần lưu ý đối với tài sản là tiền: tiền ở đây có thể là tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền từ thu nhập hay từ hoạt động kinh doanh của bạn. Những nội dung này được pháp luật quy định rất rõ tại Điều 76 tới Điều 97 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Thứ hai, Ngôi nhà đang thế chấp của bạn có liên quan tới việc thi hành án của bạn, nếu bạn chỉ còn tài sản duy nhất là ngôi nhà đó hoặc ngay cả trường hợp bạn có tài sản khác nhưng không đủ để thi hành án thì ngôi nhà đó sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp 1: Nếu giá trị của ngôi nhà lớn hơn khoản nợ bạn nợ ngân hàng và chi phí cưỡng chế thi hành án thì Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý ngôi nhà đang cầm cố đó của bạn.
Khi kê biên ngôi nhà đang thế chấp, Chấp hành viên phải
>>> Luật sư
Trường hợp 2: Nếu giá trị của ngôi nhà bằng hoặc nhỏ hơn khoản nợ bạn nợ ngân hàng, Chấp hành viên phải
(Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự).