Theo quy định hiện nay về chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh thì không phải tất cả chứng chứ mà các bên cung cấp đều có giá trí pháp lý. Vậy quy định về chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh như thế nào để đảm bảo tốt cho đương sự.
Mục lục bài viết
1. Chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh:
1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh:
– Chứng cứ trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 56
– Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh về cơ bản khá giống với khái niệm chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính. Chứng cứ trong cạnh tranh cũng phải đảm bảo các thuộc tính vốn có của nó bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
– Thứ nhất: về tính khách quan của chứng cứ được dùng là tài liệu, những sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ việc cạnh tranh, không bị xuyên tạc hoặc bóp méo theo ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan đòi hỏi phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng của con người có nhận biết chúng hay không. Những thông tin hoặc tài liệu dùng làm chứng cứ tồn tại khách quan trước khi có cuộc điều tra mà không phải là mới được tạo ra một cách giả tạo để phục vụ cho một mục đích nào đó. Những chứng cứ này cũng phải đảm bảo được tính chất gốc mà không thể làm lại hoặc mô phỏng lại. Những sự kiện mà được con người suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ.
– Thứ hai: tính liên quan của chứng cứ có tính liên quan bởi chứng cứ được tòa dựa vào để giải quyết vụ việc cạnh tranh. Nó đòi hỏi những thông tin, tài liệu làm chứng cứ phải có mối liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vụ việc cạnh tranh, là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh, là yếu tố cần thiết đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc cạnh tranh.
– Thứ ba: Tính hợp pháp đòi hỏi đối với những thông tin, tài liệu làm chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo đúng quy định của pháp luật về cạnh tranh, có nghĩa là phải được thu thập một cách hợp pháp. Trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ. Đối với thông tin không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định thực hiện, không được thu thập một cách hợp pháp, nghiên cứu và đánh giá. sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Trong quá trình điều tra xử lý thì cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền có nghĩa vụ phải xem xét, đánh giá các thuộc tính của chứng cứ để quyết định việc sử dụng chứng cứ.
1.2. Nguồn gốc của chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 56 Luật cạnh tranh 2018 và Điều 76 chứng cứ được xác định từ những nguồn bao gồm vật chứng; lời khai của người những làm chứng và giải trình của các cá nhân, tổ chức; các tài liệu hoặc biên bản, kết luận giám định.
– Vật chứng được xác định là vật được dùng để làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và những vật khác có liên quan có giá trị chứng minh cho hành vi vi phạm. Vật chứng dùng để làm chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
– Lời khai của những người làm chứng, giải trình của cá nhân, tổ chức được coi là chứng cứ nếu như được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, ghi hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi hình và những thiết bị ghi âm, ghi hình khác kèm theo văn bản xác nhận về những sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó, hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần.
– Những tài liệu gốc, bản sao của tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực một cách hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận đều được coi là chứng cứ nếu là tài liệu đọc được nội dung.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu như việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
2. Vai trò của chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh:
– Hiện nay, trong thực tế việc xác nhận tính hợp pháp của chứng cứ được thông qua hoạt động chứng minh chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Dựa vào những thông tin, chứng cứ thu thập được để xác định những căn cứ đầy đủ nhất giúp quá trình tố tụng cạnh tranh phản bác một phần hay toàn bộ quan điểm của bên đối lập, đồng thời khẳng định quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Ngoài ra, đó có thể được xem là điều kiện chứng minh bị can vô tội hoặc chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệu trong hồ sơ thể hiện.
– Ngoài ra, chứng cứ còn được xem là cơ sở duy nhất, là phương tiện duy nhất để các bên chứng minh trong tố tụng cạnh tranh .Trường hợp thực hiện giải quyết tố tụng cạnh tranh, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần phải xác minh những sự việc có liên quan đến tội đang được tiến hành xem xét, ngoài ra cần phải khẳng định được rằng tội đã xảy ra, xác định được những đối tượng cụ thể đã thực hiện phạm tội và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
– Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để thực hiện được điều đó thì cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Thông qua chứng cứ, từ đó kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước toà án đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và thân chủ của họ cũng có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo dựa vào chứng cứ để phản biện.
– Việc thực hiện nghiên cứu, xác định đối với các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành dựa trên cơ sở của các chứng cứ và bằng cách dựa vào các chứng cứ để làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong tố tụng cạnh tranh.
– Thông qua việc tìm hiểu và phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ để từ đó đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
– Quá trình trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ.
3. Thời hạn công bố và sử dụng chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh:
Căn cứ theo điều 25 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thời hạn công bố và sử dụng chứng cứ được xác định như sau:
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 25 thì mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai.
– Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng có quyền xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
+ Chứng cứ mà thuộc bí mật của nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Những chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật của nghề nghiệp, bí mật về kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
– Đối những trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền công bố và sử dụng công khai một số, một phần hoặc toàn bộ chứng cứ vào thời điểm thích hợp cho việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
– Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có trách nhiệm phải giữ bí mật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều 25 theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 4 điều 19 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về thời gian giao nộp chứng cứ như sau:
– Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ không được quá thời hạn điều tra quy định tại Điều 81, 87 của Luật Cạnh tranh, thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Điều 89, 90, 91 của Luật Cạnh tranh 2018 hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh 2018;
– Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật cạnh tranh.