Khi tham gia giao dịch dân sự thì không thể tránh khỏi những tranh chấp, trong đó phải kể đến khởi kiện dân sự đòi nợ. Khi xuất hiện những tranh chấp này thì thời hiệu khởi kiện là yếu tố cần đặc biệt lưu tâm. Vậy, Thời hiệu khởi kiện và thời hạn giải quyết khởi kiện đòi nợ là trong bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bên vay không trả được nợ:
Trên thực tế, giao dịch dân sự diễn ra rất phổ biến, rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó kể đến hợp đồng
– Cá nhân có yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản;
– Trong lĩnh vực đất đai khi xuất hiện những tranh chấp về quyền sử dụng đất thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đó người có quyền và lợi ích có thể khởi kiện bất kỳ lúc nào không bị giới hạn về thời gian tòa án can thiệp giải quyết;
– Ngoài ra, còn có những các trường hợp khác do luật quy định.
Cũng theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 nêu lên trường hợp sẽ áp dụng với thời hiệu khi tiến hành khởi kiện về hợp đồng:
Chủ thể có quyền bị xâm phạm cần có sự can thiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hiệu để tiến hành việc khởi kiện là trong vòng 3 năm. Thời gian để tính thời hiệu khởi kiện là từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị người khác xâm phạm. Trong trường hợp bên vay trong hợp đồng không trả được nợ thì sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
– Người có quyền lợi đang bị xâm phạm yêu cầu trả tiền nợ gốc thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện vì đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của họ;
– Trong trường hợp yêu cầu trả tiền lãi đối với khoản tiền đã cho vay thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm.
2. Thời hạn giải quyết khởi kiện đòi nợ:
Đến thời hạn trả nợ nhưng cá nhân có khoản nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo thỏa thuận thì chủ nợ hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự để yêu cầu người kia thực hiện nghĩa vụ với mình. Quá trình giải quyết vụ việc được diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Mỗi giai đoạn này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ về thời hạn giải quyết đẻ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
2.1. Thời hạn để Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện:
– Tòa án sau khi tiếp nhận hồ sơ của nguyên đơn qua các hình thức làm nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính thì phải nhanh chóng ghi vào sổ nhận đơn để lưu trữ hồ sơ; Đối với trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì tòa án tiến hành in ra mảng giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
– Tòa án nhận đơn khởi kiện trực tiếp thì cơ quan này có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện; Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn hay là ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn Tòa án và gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện; Trong trường hợp đơn được gọi đến bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án có trách nhiệm thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án;
– Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì trong thời hạn 3 ngày làm việc Chánh án Tòa án có trách nhiệm phân công một Thẩm phán để xem xét tính hợp lệ của đơn khởi kiện; – Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công phải có trách nhiệm xem xét đối với kiện và đưa ra một trong những quyết định dưới đây:
+ Thứ nhất, nếu đơn khởi kiện có những thiếu sót hoặc được không đúng quy định thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
+ Thứ hai, Nếu tất cả hồ sơ giấy tờ đã hợp lệ thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo đúng quy định;
+ Thứ ba, nếu xem xét thấy đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa thì phải chuyển đơn khởi kiện cho toàn có thẩm quyền và thông báo cho người phát triển biết vụ án của họ đang được giải quyết bởi cơ quan khác;
+ Thứ tư, Tòa án hoàn toàn có quyền trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa.
– Đối với những tranh chấp mà doanh nghiệp đã nộp đơn khởi kiện và thiếu những nội dung theo quy định thì Tòa án có thể yêu cầu nộp bổ sung. Thời gian để doanh nghiệp này thực tiễn việc sửa đổi không được vượt quá 15 ngày kể từ người nhận được thông báo.
2.2. Thời hạn để Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện:
Căn cứ theo Điều 193 của Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận khi Thẩm phán xem xét hồ sơ và nhận thấy cần sửa đổi, bổ sung thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 1 tháng;
Thời gian tiến hành sửa đổi này có thể được gia hạn nhưng không được quá 15 ngày.
Đáng lưu ý: Thời hạn thực hiện việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện sẽ không được gộp vào thời hiệu khởi kiện.
– Đối với trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Dân sự thì Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án; sau khi sửa đổi bổ sung mà vẫn không đạt theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đưa khởi kiện và các tài liệu chứng cứ liên quan.
2.3. Thời hạn để Tòa án quyết định thụ lý vụ án:
Thụ lý vụ án là giai đoạn được thực hiện sau khi Tòa án đã thông qua việc xem xét và chấp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Thẩm phán phải có trách nhiệm đưa ra thông báo ngay cho người khởi kiện để họ đến Cơ quan thi hành án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí đối với trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí ;
– Tiền tạm ứng án phí sẽ được Thẩm phán dự tính và ghi vào trong giấy báo giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng. Thời gian để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ này là trong phòng 7 ngày sau đó sẽ tiến hành giao nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
-Chỉ khi Tòa đã nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì mới tiến hành thụ lý vụ án; Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra thì người khởi kiện còn phải nộp đầy đủ các tài liệu chứng cứ kèm theo đồng thời là biên lai đã nộp tiền tạm ứng dân phí cho tòa án.
2.4 Thời hạn để thực hiện thủ tục chuẩn bị xét xử:
– Để xét xử vụ việc diễn ra theo đúng trình tự thì thủ tục chuẩn bị xét xử cũng phải đảm bảo đúng thời hạn theo quy định. Hiện nay, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ những vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có những yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
+ Những vụ án được quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì quá trình chuẩn bị xét xử diễn ra không quá 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
+ Thời hạn để thực hiện thủ tục chuẩn bị xét xử có thể sẽ rút ngắn đi là 2 tháng đối với những vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này;
Trên thực tế có những vụ việc mà tính chất rất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể thực hiện thủ tục chuẩn bị xét xử theo đúng thời hạn đã quy định thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Quá trình gia hạn này không được quá hai tháng đối với từng vụ việc cụ thể.
– Đối với những trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, để đưa ra một con số cụ thể chứng minh thời hạn giải quyết khởi kiện đòi nợ là một điều bất khả thi. Bởi vì tùy thuộc vào tính chất mức độ qua vụ việc mà sẽ có thời hạn giải quyết khác nhau.
3. Hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm những gì?
Người có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết sự kiện đòi nợ phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để tiến hành nộp cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
– Thứ nhất, cần chuẩn bị đơn khởi kiện trong đơn khởi kiện về nêu rõ các nội dung cơ bản đặc biệt là những thỏa thuận về tiền vay, thời hạn trả nợ, nghĩa vụ của các bên;
– Thứ hai, cần cung cấp bản sao hợp đồng vay tiền hoặc giấy vay tiền nếu có;
– Thứ ba, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ví dụ như căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Ngoài ra, các giấy tờ nêu trên người khởi kiện còn cần chuẩn bị các tài liệu chứng cứ khác để chứng minh quyền lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm.
Lưu ý: Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ cần có thông tin cơ bản:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người này thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng;
– Yêu cầu đòi nợ: số tiền gốc, tiền lãi (nếu có); thời gian thực hiện trả nợ;
– Thông tin liên quan đến người làm chứng như Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
– Cuối cùng là danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự năm 2015;
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.