Để đảm bảo cho quyền và lợi ích của mình, Luật sư tư vấn xin đưa ra quan điểm giúp cho chủ thể có hướng giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào các luật sư, em có 1 vấn đề xin được hỏi luật sư tư vấn được không ạ? Trước gia đình em có mua bán nhà ở quận 8 thành phố Hò Chí Minh vì lúc đó chưa có hộ khẩu tại thành phố nên không được đứng tên mua nhà, theo luật cũ không có hộ khẩu không được mua nhà, nên nhờ bác ruột em có hộ khẩu ở Sài gòn đứng tên giùm. 3 năm trước bác em mất, không để lại di chúc, lúc đó gia đình em vẫn chưa làm thủ tục chuyển nhượng lại mảnh đất đó, sau đó gia đình em có yêu cầu các con của bác em làm thủ tục chuyển nhượng lại nhưng xảy ra tranh chấp đất đai, họ không đồng ý và đòi chia giá trị căn nhà. Trong khi đó, ngôi nhà gia đình em đã xây dựng ở đó từ lúc mua, cũng ngôi nhà hiện tại gia đình em ở. Thưa luật sư, gia đình em phải làm gì để giải quyết tranh chấp đất đai trên ạ? Em cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, vấn đề đứng tên hộ trong mua bán nhà:
Việc nhờ bác ruột đứng tên trong giấy tờ sở hữu là không đúng với bản chất của giao dịch dẫn tới giao dịch mua bán nhà là một giao dịch vô hiệu do giả tạo theo quy định tại Điều 129 “Bộ luật dân sự 2015”.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo qui định của Bộ luật này.
Trong trường xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, giao dịch đứng tên mua nhà của bác chị với người bán là loại giao dịch giả tạo, trong giao dịch này chủ thể tham gia giao dịch không khớp với chủ thể đứng tên trong hợp đồng mua bán nên giao dịch này nên giao dịch vô hiệu và trên thực tế, việc tranh chấp đất đai là điều không thể tránh khỏi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, đảm bảo quyền sở hữu căn nhà
Như trên đã phân tích thì giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu theo Điều 129. “Bộ luật dân sự 2015”, và giao dịch chính tiếp tục có hiệu lực nếu thỏa mãn điều kiện có hiệu lực giao dịch qui định Điều 122 BLDS 2005. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn với căn nhà và giải quyết tranh chấp đất đai thì bạn cần phải chứng minh được nguồn gốc của giao dịch rằng giao dịch mua bán nhà do bác ruột chị đứng tên là giao dịch giả tạo vô hiệu, và căn cứ xác minh thỏa thuận về việc đứng tên hộ của bạn và bác ruột để đảm bảo hiệu lực cho giao dịch chính là giao dịch mua bán nhà của bạn, và đảm bảo quyền sở hữu căn nhà của chị khi Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai của bạn!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.