Hiện nay, vẫn còn một số trường hợp lợi dụng lòng tin của người bán hàng mà khi mua hàng mà không thanh toán tiền hàng. Để xử lý những trường hợp nên trên Pháp luật đã có những biện pháp để nhằm bảo về quyền lợi đối với người bán hàng.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ trả tiền khi mua hàng quy định như thế nào?
Hiện nay, với tình hình phát triển của đất nước, việc thực hiện các giao dịch mua bán là lẽ thường tình. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp lợi dụng lòng tin của người bán hàng mà khi mua hàng mà không thanh toán tiền hàng. Để xử lý những trường hợp nên trên Pháp luật đã có những biện pháp để nhằm bảo vệ quyền lợi đối với người bán hàng. Theo đó, tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về nghĩa vụ trả tiền như sau:
– Bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền theo thời hạn, mức tiền, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định này, ta có thể hiểu bên mua phải thanh toán số tiền mua hàng trong thời gian cụ thể đã thỏa thuận, ở một địa điểm và theo mức tiền đã được xác định trong hợp đồng như đã thỏa thuận. Dựa vào quy định này, ta nhận thấy được sự rõ ràng và đảm bảo tính công bằng trong giao dịch, và bên mua có trách nhiệm tuân thủ nghĩa vụ này.
– Nếu các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao tài sản mà quên hoặc không thỏa thuận về thời hạn thanh toán, thì thời hạn thanh toán tiền sẽ tương ứng với thời hạn giao tài sản nhằm đảm bảo việc thanh toán của bên mua vào thời điểm nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ từ bên bán. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể về thời hạn giao tài sản lẫn thanh toán tiền, bên mua vẫn phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản để duy trì tính công bằng trong giao dịch.
Theo quy định như vậy thì trong trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền, sẽ có hậu quả pháp lý tại cụ thể tại Điều 357 của BLDS 2015, bên mua có nghĩa vụ phải trả lãi trễ hạn trên số tiền chậm trả. Theo quy định này, nhằm nâng cao ý thức trả tiền đối với bên mua. Số tiền lãi trễ hạn thường được tính dựa trên mức lãi suất quy định hoặc các điều khoản đã được thỏa thuận của các bên đã thỏa thuận.
2. Tố cáo để đòi lại được tiền nợ mua hàng không trả?
2.1. Tố cáo là gì?
Như vậy, nếu trường hợp mình bị bên mua hàng không trả tiền thì mình sẽ làm điều gì để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về vấn đề tố cáo mua hàng không trả tiền. Căn cứ theo quy định tại Luật Tố cáo 2018 cụ thể ở Khoản 1 Điều 2 luật này quy định về khái niệm tố cáo như sau:
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó bao gồm:
– Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Bên cạnh đó Luật Tố cáo năm 2018 cũng quy định xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tố cáo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm vào sổ, kiểm tra, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn tuy nhiên không được quá 10 ngày làm việc.
– Nếu đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật Tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
– Nếu người tố cáo tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Nếu như người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, cá nhân, tổ chức, trong đó có cơ quan, cá nhân, tổ chức, có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
2.2. Khởi kiện dân sự để đòi lại được tiền nợ mua hàng không trả:
Ngoài ra, người đang bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi khách hàng của bạn đang sinh sống để yêu cầu được Tòa án giải quyết tranh chấp về việc không trả tiền mua hàng.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện đơn này sử dụng theo mẫu chung của Tòa án;
– Giấy tờ liên quan chứng minh được số nợ
– Căn cước công dân(Bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh tiền nợ.
Sau khi bạn khởi kiện đến cơ quan Tòa án thì đợi tòa thụ lý và giải quyết sự việc.
2.3. Mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền
Dưới đây, Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền qua một tình huống cụ thể, để dựa vào đó khách hàng có thể nghiên cứu và áp dụng trên tình huống thực tế của mình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ….)
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Họ và tên tôi: Nguyễn Thi A Sinh ngày: **/**/**
Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu: 0423********
Ngày cấp: …./…./20…. Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Hộ khẩu thường trú: Thôn A , xã B , huyện C , tỉnh D
Chỗ ở hiện tại: số ** Đường THT, phường ĐC , quận X, thành phố Y
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: Nguyễn Văn B Sinh ngày: **/**/**
Chứng minh nhân dân số: 4567********
Ngày cấp: …./…./20…. Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Hộ khẩu thường trú: Thôn A , xã B , huyện C , tỉnh D
Chỗ ở hiện tại: Thôn A , xã B , huyện C , tỉnh D
Nội dung tố cáo như sau:
Tôi là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng. Năm 2020 có được một người bạn giới thiệu anh B. Anh B có công ty xây dựng. Lúc đó, tôi và cả anh B đều chưa lập gia đình, nên việc làm quen bạn bè cũng không có gì khó hiểu, ngoài bạn bè thì chúng tôi là đối tác làm ăn của nhau. Các công trình của anh B đều do tôi cung cấp vật liệu xây dựng.
Chúng tôi liên tục ký rất nhiều hợp đồng với nhau, vào tháng 5/2021 tôi có cung cấp cho anh B một lô hàng bao gồm xi măng, sắt thép tổng cộng là 900.000.000 triệu đồng. Theo hợp đồng chúng tôi thỏa thuận, anh B có trách nhiệm tạm ứng chi phí cho tối 500.000.000 triệu đồng. Còn 400.000.000 triệu đồng được chia làm 2 đợt thanh toán. Đợt 01 anh B có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho tôi vào ngày anh B nhận được hàng là 200.000.000 triệu đồng. Sau 20 ngày kể từ ngày anh B nhận được hàng anh B phải thanh toán số tiền còn lại cho tôi. Cụ thể 200.000.000 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, anh B đã không thực hiện theo như thỏa thuận ban đầu. Anh B đã lấy rất nhiều lí do như đối tác của anh B chậm trả tiền nên anh B chưa thể trả tiền cho tôi. Nể tình cũng là bạn bè, tôi cho anh B gia hạn thêm 1 tháng. Tuy nhiên, đến nay đã rất nhiều lần tôi liên lạc với anh B nhưng anh B không nghe máy. Gần đây nhất, tháng 9/2022 tôi có điện anh B để tiếp tục đòi lại số tiền đáng lẽ ra là của mình thì nhận được phản hồi từ anh B. ” Tao không trả đấy, thì sao”. Từ thủ đoạn và hành vi của anh B đã chiếm đoạt tổng giá trị tài sản có giá trị là 400.000.000 đồng của tôi. Hành vi của anh B có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể tại khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nên nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi vi phạm của anh B.
Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh B về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– Buộc anh B phải trả lại tiền cho tôi 400.000.000 đồng và phần tiền lãi phát sinh từ số tiền của tôi theo quy định hiện nay,
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Và trên đây là tất cả những thông tin mà Luật Dương Gia chúng tôi muốn chia sẽ những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.
3. Người vay không có nghĩa vụ trả nợ thì bị xử lý như thế nào?
Để đảm bảo việc trả tiền đúng thời hạn và nâng cao trách nhiệm trả tiền của người mua hàng thì Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Theo đó, tại quy định Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay cụ thể như sau:
– Nếu tài sản vay là tiền, thì khi đến hạn bên vay phải trả lại đủ số tiền cho bên cho vay. Trong trường hợp tài sản được vay là vật, bên vay phải trả lại cho bên vay vật tương đương, đúng số lượng và chất lượng khi vay, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
– Trong trường hợp vì bất kỳ lý do nào mà bên vay không thể trả lại tài sản vay, thì bên vay có thể trả bằng tiền theo trị giá của tài sản đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, tuy nhiên phải được bên cho vay đồng ý.
Mặt khác căn cứ tại quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ cụ thể được giải quyết như sau:
– Đầu tiên bên cho vay chứng minh được bên có nghĩa vụ ( bên vay) đang vi phạm nghĩa vụ, cho nên bên vay phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ xảy ra có thể là khi bên có nghĩa vụ không tuân thủ đúng thời hạn, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc không tuân thủ đúng nội dung của nghĩa vụ theo các bên đã thỏa thuận ban đầu. Do đó, bên vay phải chịu trách nhiệm dân sự phải đền bù thiệt hại hoặc chịu hậu quả pháp lý do vi phạm.
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ tuy nhiên lỗi do sự kiện bất khả kháng xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ khi có thoả thuận khác hoặc quy định khác trong pháp luật. Sự kiện bất khả kháng có thể hiểu là các sự kiện nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên và sự kiện này không thể tránh được, chẳng hạn như thiên tai, chiến tranh, đình công…
Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu như chứng minh được rằng việc không thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền. Điều này đảm bảo nếu bên có quyền gây ra hậu quả hoặc không tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự trong việc không thực hiện nghĩa vụ
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Luật Tố cáo 2018.