Thủy sinh là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Vậy nguồn sinh thủy là gì? Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định về nguồn thủy sinh:
1.1. Nguồn thủy sinh là gì?
Nguồn thuỷ sinh bao gồm toàn bộ các loài động vật và thực vật sống ở trong nước, gồm động vật thuỷ sinh và thực vật thuỷ sinh. Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh là ở dưới nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sản sinh sống.
Thực vật thủy sinh là thực vật sinh trưởng trong môi trường nước, kể cả nước mặn và nước ngọt. Môi trường sống của chúng có thể là hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn. Thực vật thủy sinh được chia làm 3 loại đó là: nhóm sống trôi nổi trên mặt nước, nhóm sống chìm dưới nước, nhóm vươn lên mặt nước.
Động vật thủy sinh thì gồm động vật sống trong nước ngọt như ao, hồ, suối hoặc các loài sống trong nước mặn như biển và đại dương. Động vật thủy sinh bao gồm cả các loài có xương sống và không xương sống. Động vật thủy sinh có xương sống điển hình sống cư ngụ dưới biển đó là cá, nhưng cũng có thể bao gồm vài loài bò sát, lưỡng cư và thú có vú. Một số ví dụ của các loài không xương sống dưới nước là động vật Chân khớp (ấu trùng, nhện biển, giáp xác); Thân mềm (sên biển, mực ống, bạch tuộc, v.v);…Trong nuôi trồng thủy sản, động vật thủy sinh bao gồm: cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác.
1.2. Giá trị của nguồn thủy sinh:
Nguồn thuỷ sinh có vai trò quan trọng trong một số ngành sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia. Chẳng hạn, hiện nay nguồn lợi thủy sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Phát triển nguồn thuỷ sản đã đạt sản lượng tăng trưởng nhảy vọt, đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu góp phần tăng thu ngân sách quốc gia rất lớn. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Ngoài ra, nguồn thủy sinh còn là nguồn nghiên cứu cho các nghiên cứu khoa học, góp phần đa dạng nguồn gen.
Nguồn thủy sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái. Nguồn thuỷ sinh có vai trò quan trọng đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nước, đa dạng sinh học… Thực vật thủy sinh có thể được sử dụng để xử lý nước thải, làm thức ăn cho con người, động vật khác có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn thu thêm được lợi nhuận.
2. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sinh:
Điều 29 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định về việc Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sinh bao gồm những biện pháp đó là:
– Nhà nước phải có kế hoạch bảo vệ, phát triển các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, mở rộng thảm thực vật nhằm chống xói mòn đất, tăng cường khả năng giữ nước của đất nhằm bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy.
– Tổ chức, cá nhân phải trồng bù diện tích rừng đã bị mất khi đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng hoặc đóng góp kinh phí trồng rừng theo quy định trong trường hợp không bố trí được quỹ đất để trồng rừng mới.
– Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa
– Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
– Chính phủ quy định cụ thể việc trồng bù diện tích rừng, đóng góp kinh phí và việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn các lưu vực hồ chứa.
Việc trồng bù diện tích rừng, đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước cụ thể đó là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc trồng bù diện tích rừng bị mất, việc quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Như vậy, bảo vệ và phát triển nguồn thủy sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa đảm bảo cuộc sống, công ăn việc làm cho cư dân và cũng nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Nuôi trồng thuỷ sàn cũng là biện pháp quan trọng để tăng nguồn cung cấp thực phẩm chứa protein đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Những ảnh hưởng đối với nguồn thủy sinh:
* Ảnh hưởng từ tự nhiên:
Như đã nêu ở trên, môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm dưới nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sinh sinh sống. Việc thủy sinh tồn tại chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng. Một số thành phần môi trường chi phối đến số lượng và chất lượng của các loài thuỷ sinh đó là: Nước, đất, không khí, rừng, thời tiết, khí hậu như nhiệt độ, gió mưa, ….
Trong quá trình vận động của tự nhiên, các yếu tố này có thể thay đổi bất thường theo những chiều hướng khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng của các loài thuỷ sinh. Sự thay đổi bất thường đó được thể hiện cụ thể như suy thoái rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, hoạt động của núi lửa… làm cho nguồn thủy sinh bị suy thoái về chất lượng và giảm sút về số lượng.
Bên cạnh đó, sự suy thoái hay mất rừng cũng đã làm giảm các chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ bờ biển, là những khu vực sinh sống và nuôi dưỡng quan trọng của các loài thuỷ sinh. Như vậy, sự thay đổi về cấu trúc rừng như vậy chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đối với nguồn thuỷ sinh.
Như vậy, thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới nguồn thủy sinh, những diễn biến xấu của thiên nhiên đang làm suy giảm số lượng và chất lượng của các loài thuỷ sinh, gây ra những tác động xấu đến nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, sự tác động của thiên nhiên tạo ra những ảnh hưởng từ từ, chậm chạp, nguồn thuỷ sinh có thể tự lấy lại được thế cân bằng. Các biện pháp pháp luật quy định nói riêng và các biện pháp khác nói chùng được thực hiện chính là nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ thiên nhiên tới nguồn thủy sinh.
* Ảnh hưởng từ con người:
Có thể nói con người là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tạo ra những tác động nghiêm trọng gây suy thoái nguồn thuỷ sinh. Ngày nay, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, quá trình tác động của con người vào môi trường sẽ ngày càng mở rộng và mạnh mẽ thêm. Từ đó làm gia tăng những tác động tiêu cực đối với nguồn thuỷ.
Các hoạt động cụ thể trong quá trình sản xuất, chế tạo, nghiên cứu khoa học mà gây suy thoái nguồn thủy sinh như quá trình thải các loại chất thải vào môi trường… Không những thế, chính khi khai thác, đánh bắt như việc khai thác không đúng phương pháp, không đúng kĩ thuật, hoặc việc dùng những phương tiện, công cụ mang tính chất huỷ diệt hàng loạt (sử dụng chất nổ, kích điện,…) cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sinh.
Môi trường sống của các loài thuỷ sinh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hoạt động của con người trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất. Sự tăng trưởng của các loài thuỷ bị ảnh hưởng bởi việc bón phân tươi trực tiếp cho các ao cá gây ô nhiễm nước hay nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm thải ra các ao, hồ, sông, suối,…
Nước thải công nghiệp và quá trình đô thị hoá cũng tác động rất nghiêm trọng đến các loài thuỷ sinh, nước thải từ các khu dân cư, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp ở các nơi đưa thẳng ra các sông làm chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến các loài thuỷ sinh không thể sống được ở các sông này, hạn chế môi trường sống và phát triển của các loài thủy sinh.
Những hành vi chặt phá rừng, đặc biệt là chặt rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn và cảnh quan ven bờ để nuôi tôm, lấy gỗ, làm đồ mĩ nghệ, việc phát triển các nghề lưới kéo sát đáy, nhất là kéo tôm ven bờ… là một trong những tác động nghiêm trọng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của các giống loài thuỷ sinh.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Tài nguyên nước năm 2012;
– Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.