Khi tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định. Vậy mức phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Điều 1 Thông tư 07/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu và sử dụng phí thẩm định cải tạo, phục hồi môi trường quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Thông tư này, cụ thể như sau:
- Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định về phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định theo các quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP vào ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Áp dụng đối với các đối tượng sau: người nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.
Theo đó, khi chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản hoặc chủ cơ sở khai thác khoáng sản gửi hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan có thẩm quyền ở trung ương) thì phải nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu và sử dụng phí thẩm định cải tạo, phục hồi môi trường thì mức phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường mà chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản hoặc chủ cơ sở khai thác khoáng sản gửi hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp như sau:
STT | Tổng vốn đầu tư dự án (tỷ đồng) | Mức phí (triệu đồng) |
1 | Đến 10 | 6,0 |
2 | Trên 10 đến 20 | 9,0 |
3 | Trên 20 đến 50 | 15,0 |
4 | Trên 50 đến 100 | 27,0 |
5 | Trên 100 đến 200 | 30,0 |
6 | Trên 200 đến 500 | 39,0 |
7 | Trên 500 đến 1.000 | 44,0 |
8 | Trên 1.000 đến 1.500 | 48,0 |
9 | Trên 1.500 đến 2.000 | 49,0 |
10 | Trên 2.000 đến 3.000 | 51,0 |
11 | Trên 3.000 đến 5.000 | 53,0 |
12 | Trên 5.000 đến 7.000 | 56,0 |
13 | Trên 7.000 | 61,0 |
2. Quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu và sử dụng phí thẩm định cải tạo, phục hồi môi trường thì việc về quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
- Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho các hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo đúng chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo các quy định tại khoản 1 Điều 4
Nghị định số vào ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì sẽ được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và phải nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.120/2016/NĐ-CP
+ Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5
+ Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí trong năm được trích để lại chưa chi được chuyển sang năm sau nhằm để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí mà đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
3. Quy định về hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
- Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm những giấy tờ dưới đây:
+ 01 văn bản đề nghị việc thẩm định của chủ cơ sở;
+ 01 bản phương án về việc cải tạo, phục hồi môi trường;
+ 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc là bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc là đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
- Thời hạn thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường: không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn quy định trên, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở thực hiện chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian để xem xét, ra quyết định phê duyệt không tính vào thời hạn thẩm định.
- Nội dung việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
+ Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành;
+ Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với những yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan;
+ Cơ sở tính toán khối lượng những hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ của khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.
Lưu ý rằng:
- Việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do chính cơ quan có thẩm quyền thành lập. Hội đồng thẩm định có ít nhất là 07 thành viên, bao gồm có: Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng (trong trường hợp cần thiết) và phải có ít nhất là 1/3 tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường, khoáng sản hoặc là lĩnh vực khác có liên quan và có kinh nghiệm công tác đáp ứng được quy định của pháp luật. Chuyên gia tham gia xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường sẽ không được tham gia hội đồng thẩm định phương án đó.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia nhằm để phục vụ cho hoạt động thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường thì cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cho chủ dự án đầu tư để thực hiện. Trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày có văn bản yêu cầu thực hiện chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện về phương án cải tạo, phục hồi môi trường gửi cơ quan thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo là văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. Sau thời hạn này thì việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện lại từ đầu.
THAM KHẢO THÊM: