Hiện nay, có nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài ở Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Người nước ngoài là đối tượng phải đăng ký tạm trú:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì người nước ngoài khi sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ thuộc đối tượng phải đăng ký tạm trú. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019, có ghi nhận về việc đăng ký tạm trú của người nước ngoài, cụ thể như sau:
– Các đối tượng là người nước ngoài khi sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam sẽ phải thông báo cho người quản lý trực tiếp hoặc người điều hành hoạt động của các cơ sở lưu trú để họ tiến hành thực hiện hoạt động khai báo tạm trú với chủ thể có thẩm quyền đó là Công an xã phường, thị trấn hoặc Đồn trạm công an nơi có cơ sở lưu trú theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Nhìn chung thì người nước ngoài khi tiến hành hoạt động thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú khác địa chỉ trong thẻ thường trú thì khi đó sẽ cần phải tiến hành hoạt động khai báo tạm trú theo quy định nêu trên.
Như vậy thì có thể thấy, người nước ngoài khi tạm trú tại Việt Nam sẽ cần phải tiến hành hoạt động đăng ký tạm trú thông qua người trực tiếp quản lý nơi cư trú.
2. Thủ tục thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài ở Việt Nam:
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, khi người nước ngoài thực hiện hoạt động thay đổi nơi cư trú thì sẽ phải tiến hành hoạt động khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật. Có nhiều hình thức để thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài khi họ sinh sống trên lãnh thổ của Việt Nam. Thủ tục thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài thông thường sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Trường hợp thứ nhất, đối với việc thay đổi nơi tạm trú của người nước ngoài thông qua hình thức online, đó là trang thông tin điện tử của nhà nước.
Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử để nhận tài khoản. Người khai báo tạm số sẽ truy cập lên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi đặt trụ sở lưu trú để tiến hành hoạt động nhận tài khoản khai báo. Khi có các thay đổi thông tin liên quan đến tài khoản khai báo thì cần phải cập nhật và sửa đổi ngay trên trang thông tin điện tử đó, khi thay đổi nơi lưu trú thì cần phải cung cấp các thông tin như sau: Tên của cơ sở lưu trú, loại hình lưu trú địa chỉ của cơ sở lưu trú, số điện thoại của cơ sở lưu trú, họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, và một số giấy tờ tùy thân, ví dụ như hộ chiếu còn thời hạn … của người nước ngoài.
Khi phát hiện ra tài khoản khai báo bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì cần phải tiến hành hoạt động thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết để ngăn chặn. Nhìn chung thì tài khoản khai báo xét tự hủy giá trị sử dụng khi không có thông tin khai báo mới trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc khi phát hiện khai báo khống, cung cấp sai thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác.
Bước 2: Tiếp nhận thông tin tạm trú. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc công an tỉnh sẽ tiếp nhận thông tin thay đổi về nơi cư trú của người nước ngoài được khai báo thông qua trang thông tin điện tử. Đồng thời thông báo cho Đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc các khu vực biên giới.
Trường hợp thứ hai, tiến hành hoạt động khai báo thông tin thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ của Việt Nam bằng phiếu khai báo tạm trú.
Bước 1: Người khai báo tạm trú sẽ liên hệ trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là công an xã phường để được cung cấp mẫu phiếu khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật. Sau đó điền đầy đủ các thông tin cơ bản vào phiếu khai báo tạm trú đó rồi gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phiếu khai báo thay đổi nơi cư trú cho người nước ngoài. Cụ thể là trực ban sẽ tiếp nhận thông tin thay đổi nơi cư trú của người nước ngoài bằng phiếu khai báo. Sau đó trực ban của công an cấp xã phường sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra phiếu khai báo tạm trú, nếu thấy khai báo chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung ngay lập tức, thực hiện việc xác nhận và sao chụp hoặc ghi lại các thông tin đã tiếp nhận vào sổ trực ban và trả phiếu khai báo cho người khai báo. Sau đó thông báo cho chủ tài có thẩm quyền đó là Đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam khi họ thay đổi nơi cư trú:
Có thể nói, thẻ tạm trú được coi là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài khi họ cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, thẻ cư trú là loại thẻ có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Nhìn chung thì theo quy định của pháp luật cụ thể là Điều 33 Thông tư 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có ghi nhận về việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài, cụ thể như sau:
– Người nước ngoài tạm trú trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải tiến hành hoạt động khai báo thông qua người trực tiếp quản lý hoặc thông qua người điều hành hoạt động của các cơ sở lưu trú, khai báo tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Công an xã, phường, thị trấn hoặc Đồn công an nơi cơ sở lưu trú đó tọa lạc;
– Người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của các cơ sở lưu trú sẽ phải có nghĩa vụ ghi đầy đủ các nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài khi họ cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, và chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Công an xã, phường thị trấn, hoặc Đồn công an nơi cơ sở lưu trú đó tọa lạc trong khoảng thời gian luật định đó là 12 giờ, riêng đối với các địa bàn thuộc vùng sâu vùng xa thì khoảng thời gian này sẽ được nâng lên là 24 giờ được tính kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú;
– Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn sẽ cần phải tiến hành hoạt động nối mạng internet hoặc mạng máy tính với các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc công an tỉnh thành phố để truyền thông tin khai báo tạm trú cho người nước ngoài khi họ cư trú tại Việt Nam, đối với các cơ sở lưu trú khác có mạng internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài khi họ cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc Công an tỉnh;
– Người nước ngoài thay đổi nơi cư trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ được ghi trong thẻ thường trú được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải tiến hành hoạt động khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, đối với trường hợp người nước ngoài muốn thay đổi nơi tạm trú thì sẽ cần phải tiến hành hoạt động khai báo theo quy định của pháp luật nêu trên thông qua người quản lý trực tiếp hoặc người điều hành hoạt động của các cơ sở lưu trú đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Công an xã phường hoặc Đồn công an nơi cơ sở lưu trú đó toạ lạc.
4. Các hình thức thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
Căn cứ quy định tại Điều 7 của Thông tư 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có ghi nhận về các hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài, cụ thể như sau:
– Người khai báo tạm trú liên hệ đến chủ thể có thẩm quyền đó là trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an để được cung cấp mẫu Phiếu khai báo tạm trú theo mẫu do Bộ Công an ban hành;
– Người khai báo tạm trú ghi thông tin vào Phiếu khai báo tạm trú và chuyển trực tiếp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an cấp xã nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú;
– Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban Công an cấp xã trước khi chuyển Phiếu khai báo tạm trú theo thời hạn quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài có thể thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài qua trang thông tin điện tử và bằng phiếu khai báo tạm trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019;
– Thông tư 53/2016/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.