Trong quá trình thi công công trình xây dựng thì sẽ không thể tránh khỏi hiện tượng các chủ thể xảy ra mâu thuẫn. Vậy thì pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng:
1.1. Khái quát chung về hợp đồng thi công công trình xây dựng:
Căn cứ tại Điều 2 của Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi
– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
– Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
– Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
– Rủi ro và bất khả kháng;
– Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng … và những nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng:
Tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng là một trong những loại hình tranh chấp phổ biến hiện nay, khi mà nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhìn chung thì thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng có thể được giải quyết theo các phương thức sau:
Thứ nhất, các bên sẽ ngồi lại thỏa thuận và thương lượng với nhau để tìm ra hướng giải quyết, bởi nhìn chung thì pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận và tôn trọng sự tự định đoạt của các bên. Vì thế để tránh những rườm rà về mặt tố tụng thì các bên sẽ chủ động mua lại với nhau để đàm phán và tìm ra những quan điểm chung. Nếu như các bên không thể tìm ra được tiếng nói chung thì khi đó sẽ cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, các bên có thể hóa giải thông qua các tổ chức hòa giải. Đối với việc giải quyết tranh chấp thông qua quá trình hòa giải được thực hiện theo quy định tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương hướng hóa giải trước sự chứng kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực hòa giải. Với kinh nghiệm chuyên môn và khả năng thực tế của mình thì họ có thể đưa ra cho các bên những phương hướng để dàn xếp lợi ích sao cho đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên chi phí ban đầu cho quá trình hòa giải này sẽ được tính trong giá hợp đồng thi công công trình xây dựng, và mỗi bên tranh chấp sẽ chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba, các bên có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng tại trọng tài thương mại nếu như trong hợp đồng của các bên có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc về trọng tài. Vậy thì căn cứ theo quy định của pháp luật về trọng tài, các bên sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau đây, để nộp đến cơ quan trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp: Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp … Quá trình giải quyết cơ bản được diễn ra như sau:
– Bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, được tính kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;
– Thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên;
– Tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp;
– Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp, sau đó hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.
Thứ tư, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng tại tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự, cụ thể sẽ trải qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Các bên sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đương sự sẽ phải chuẩn bị một
Bước 2: Sau khi tiến hành xem xét hồ sơ thì tòa án sẽ thực hiện thủ tục thụ lý đơn khởi kiện nếu đáp ứng được các điều kiện để thụ lý theo quy định. Sau đó tòa án sẽ tổ chức giai đoạn hòa giải. Nếu như tại phiên hòa giải mà các bên không thể tìm được tiếng nói chung thì sẽ ra biên bản hòa giải không thành để đưa vụ án ra xét xử. Tòa án sẽ mở phiên kiểm tra và giao nộp, cũng như công khai chứng cứ, với mục đích để các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết và cung cấp chứng cứ cho các bên đường sự để cùng nhau nghiên cứu.
Bước 3: Cuối cùng tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thi công công trình xây dựng:
Một trong những vấn đề được các chủ thể quan tâm khi xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng đó là: thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thi công công trình xây dựng. Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thi công công trình xây? Trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể là Điều 30. Như vậy có thể thấy, tranh chấp trong hợp đồng thi công công trình xây dựng thuộc loại tranh chấp về kinh doanh và thương mại. Theo đó nó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, cụ thể là:
– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các chủ thể là cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận và có mục đích thương mại;
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp về quá trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa các chủ thể là cá nhân và tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận cũng như mục đích thương mại;
– Tranh chấp giữa các chủ thể là người chưa phải thành viên của các công ty và doanh nghiệp nhưng có thực hiện các giao dịch về chuyển nhượng phần vốn đối với công ty và thành viên của công ty đó cũng được coi là một dạng tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc tranh chấp giữa công ty với những người quản lý trong công ty liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, hợp nhất hoặc bàn giao tài sản của công ty và chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Hoặc các tranh chấp khác xoay quanh lĩnh vực kinh doanh và thương mại phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi xác định thẩm quyền theo cấp, căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng thi công công trình xây dựng sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu như đối tượng của hợp đồng thi công công trình xây dựng hoặc một trong các bên chủ thể của hợp đồng thi công công trình xây dựng này mang quốc tịch nước ngoài thì khi đó sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, xét về thẩm quyền theo lãnh thổ, căn cứ theo Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng theo lãnh thổ được xác định là tòa án nơi bị đơn cư trú và làm việc (nếu như bị đơn được xác định là cá nhân), hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu như bị đơn được xác định là các cơ quan và tổ chức). Hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau về quá trình giải quyết tranh chấp tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của nguyên đơn (trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi đặt trụ sở của nguyên đơn (trong trường hợp nguyên đơn là tổ chức).
3. Một số nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng cần lưu ý:
Tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Bản chất của quá trình tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng đó là việc bên chủ đầu tư và các chủ thể khác có liên quan không thống nhất được ý kiến với nhau về một phần hoặc toàn bộ công việc trong hợp đồng đầu tư xây dựng đã giao kết ban đầu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng có thể kể đến như:
– Tranh chấp do sự vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng
– Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng của công trình xây dựng. Do tác động của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan như thời tiết hoặc điều kiện vốn, nguyên nhân xuất phát từ nguồn nhân lực … và một số các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư đã thi công công trình xây dựng tuy nhiên không đảm bảo về mặt thời gian và không đảm bảo về chất lượng của công trình, từ đó dẫn tới những tranh chấp phát sinh và những hậu quả không đáng có;
– Tranh chấp phát sinh do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công công trình xây dựng trước thời hạn. Tranh chấp xảy ra khiến cho các bên có thiệt hại. Khi bên còn lại xảy ra thiệt hại thì ngay lập tức họ sẽ có những tranh chấp và mâu thuẫn bất đồng với bên gây ra thiệt hại. Tranh chấp xảy ra giữa các bên xoay quanh vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc những hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng khác … vì vậy mỗi chủ thể có thể cân nhắc một số nguyên nhân trên đây dẫn đến hiện tượng tranh chấp hợp đồng thi công công trình xây dựng để đề phòng được hướng xử lý và những rủi ro không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.