Hiện nay, việc công khai thông tin về giá được pháp luật quy định khá cụ thể và rõ nét. Vậy câu hỏi đặt ra: Công khai thông tin về giá là gì? Và quy định công khai về giá được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công khai thông tin về giá được hiểu như thế nào?
Hiện nay rất nhiều người đặt ra câu hỏi: công khai thông tin về giá được hiểu như thế nào? Tuy nhiên có thể thấy khái niệm này là một khái niệm kép, được hợp thành bởi nhiều cụm từ khác nhau. Chúng ta trước hết cần phải nắm bắt được, giá là gì, và công khai là gì? Từ đó thì mới có thể đưa ra được khái niệm “công khai thông tin về giá” theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trước hết, theo quy định tại Điều 4 của văn bản hợp nhất Luật Giá năm 2022 hiện hành, có ghi nhận khái niệm về giá, đó là giá của các loại hàng hóa và dịch vụ được hình thành do các nhân tố khác nhau chi phối, phù hợp với quy luật vận động của thị trường tại một thời điểm và địa điểm nhất định nào đó. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành bởi Bộ Tài chính, thì giá thị trường được xác định là một loại tài sản có mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm tiến hành định giá, giữa một bên là người mua với mong muốn nhu cầu mua hàng hóa dịch vụ và một bên là người bán sẵn sàng bán các loại hàng hóa dịch vụ của mình, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập và trong điều kiện thương mại bình thường. Ngoài ra thì giá thị trường còn phản ánh rõ nét mức giá hình thành trên thị trường một cách công khai và cạnh tranh lành mạnh. Thị trường này cũng có thể là thị trường trong nước và thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua và người bán khác nhau hoặc chỉ bao gồm một số lượng người mua và người bán nhận định. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy, đứng ở góc độ của người mua thì giá chính là số tiền phải trả cho một lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định mà người mua có nhu cầu mua để sử dụng và phục vụ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, giá mà họ phải trả để có thể chiếm hữu số lượng hàng hóa và dịch vụ đó, sử dụng chúng một cách hợp pháp. Còn đứng dưới phương diện của người bán, thì giá chính là phần thu nhập, doanh thu mà họ nhận được sau khi tiêu thụ một số lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định, giá còn bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi mà họ nhận được thông qua quá trình buôn bán và kinh doanh. Giá thị trường có thể được tính trong thị trường trong nước hoặc cả thị trường quốc tế.
Đối với khái niệm công khai, Theo từ điển tiếng Việt thì công khai là không giấu diếm, không giữ kín mà để cho mọi người đều biết. Công khai không phải là khái niệm mới, nhưng cùng với sự hình thành và phát triển của các lý thuyết về quản trị nhà nước thì khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi và có nội hàm mở rộng. Theo đó công khai không chỉ là sự “mở” về thông tin mà còn là sự “mở” về việc người dân được quyền tiếp cận các thông tin do nhà nước cung cấp. Ở Việt Nam thì công khai là vấn đề đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập ngay từ khi đất nước mới giành độc lập. Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì cán bộ và cơ quan nhà nước phải “dĩ công vi thượng”, hành động theo tinh thần trọng dân, trọng pháp, quang minh chính đại. tư tưởng đó đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Vì thế có thể đưa ra khái niệm về công khai như sau: Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn hóa, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.
Như vậy có thể hiểu: công khai thông tin về giá và cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản liên quan đến giá cả của thị trường, để các chủ thể có thể giám sát, cũng như đặt dưới sự thanh tra và kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật về giá hoạt động dưới chế độ công khai sẽ đảm bảo quyền lợi cho các cơ quan và tổ chức trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần làm cho thị trường hoạt động một cách minh bạch, hạn chế thị trường ngầm, tạo ra sự đồng thuận chung trong xã hội về các chủ trương và điều hành liên quan đến lĩnh vực giá, qua đó nhận được những phản ứng tích cực trong tâm lý của người tiêu dùng.
2. Quy định của pháp luật về công khai về giá?
Chế định công khai thông tin về giá hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 6 của văn bản hợp nhất Luật Giá năm 2022 hiện hành, cụ thể như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện những chủ trương công khai các chính sách và quyết định về giá, thực hiện các biện pháp quản lý và điều tiết liên quan đến giá, thông qua một hoặc một số hình thức vừa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, họp báo … hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật;
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật thực hiện công khai thông tin về giá cả hàng hóa và dịch vụ gắn liền với một số thông số kinh tế kĩ thuật cơ bản của các hàng hóa và dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá theo đúng quy định của pháp luật về giá hiện nay. Ngoài ra đối với một số loại hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của chính phủ, hoặc các loại hàng hóa dịch vụ do nhà nước tiến hành định giá, hoặc do các chủ thể là tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức để công khai giá khác như đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc họp báo … hoặc các hình thức niềm ít giá khác thì sẽ phải công khai giá theo đúng hình thức bổ sung đó;
– Cơ quan thông tin và truyền thông sẽ có trách nhiệm đưa tin về giá một cách chính xác, khách quan, trung thực và vô tư cũng như chịu trách nhiệm về việc đưa tin của mình theo đúng quy định của pháp luật;
– Ngoài ra thì việc công khai thông tin về giá sẽ không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khai theo đúng quy định của pháp luật giá hiện hành.
3. Quy định của pháp luật về một số nguyên tắc quản lý giá:
Về nguyên tắc quản lý giá thì hiện nay, tại Điều 5 của văn bản hợp nhất Luật Giá năm 2022 hiện hành có ghi nhận như sau:
– Nhà nước thực hiện chức năng quản lý giá theo đúng cơ chế của thị trường, phải tôn trọng quyền tự định đoạt giá của các chủ thể và cạnh tranh lành mạnh về giá của các tổ chức và cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;
– Nhà nước sẽ tiến hành thực hiện việc điều tiết giá cả theo quy định của pháp luật về giá để tiến hành bình ổn giá và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể là tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng, thông qua đó thì bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước;
– Nhà nước phải có những chính sách về giá nhằm hỗ trợ cho các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
– Đồng thời thì nhà nước phải quy định các phương pháp xác định giá phù hợp với từng loại hàng hóa dịch vụ và các nguyên tắc định giá trên thực tế sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Hành vi cấm trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật hiện nay:
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 10 của văn bản hợp nhất Luật Giá năm 2022 hiện hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:
+ Hành vi can thiệp không đúng chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thẻ là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
+ Hành vi ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự và thủ tục luật định;
+ Hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin do các chủ thể là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vụ lợi cá nhân.
Thứ hai, đối với tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh:
+ Hành vi bịa đặt hoặc hành vi đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
+ Hành vi gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết ban đầu mà không thông báo với khách hàng;
+ Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh … hoặc các điều kiện bất thường khác, hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua hoặc giá bán bất hợp lý. Hoặc các hành vi trục lợi trái pháp luật khác.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:
+ Hành vi tranh giành khách hàng dưới mọi hình thức, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
+ Hành vi thông đồng với người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;
+ Hành vi nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Hành vi giả mạo, sử dụng thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;
+ Hành vi tiết lộ thông tin về khách hàng thẩm định giá và thông tin tài sản được thẩm định giá;
+ Hành vi gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc của các chủ thể trong quá trình xác định giá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giá năm 2012.