UBND xã cho thuê đất công có bắt buộc phải đấu giá không? Tổ chức đấu giá hợp pháp phải đảm bảo điều kiện gì? Trình tự thủ tục tổ chức đấu giá đất công quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ủy ban nhân dân xã khi giao đất công cho người dân có phải thực hiện đấu giá hay không?
1.1. Quy định về việc thực hiện đấu giá khi giao đất cho người dân sử dụng:
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 có nêu về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, cụ thể:
– Trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
– Cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm mục đích chuyển nhượng hoặc cho thuê;
– Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
– Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Giao đất, cho thuê đất đối với đất nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
– Tiến hành giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
– Trong các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất cũng thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định trên quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được Uỷ ban xã nhân dân cho thuê để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối phải tiến hành thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Uỷ ban không được tự ý giao đất cho cá nhân hay hộ gia đình nào mà chưa thực hiện thủ tục này.
1.2. Thủ tục đấu giá đất công ích của Uỷ ban nhân dân xã:
Thủ tục đấu giá đất công ích của Uỷ ban nhân dân xã được quy định cụ thể tại Chương II Thông tư liên tịch
Bước 1: Đưa ra phương án đấu giá quyền sử dụng đất
Phương án đấu giá được lập dựa theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và căn cứ theo theo đề xuất của đơn vị về đấu giá quỹ đất.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất
Cán bộ tại Uỷ ban nhân dân xã chuẩn bị hồ sơ của các thửa đất đấu giá. Sau đó gửi đến Cơ quan Tài nguyên và Môi trường để thẩm định hồ sơ trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 3: Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất
Căn cứ hồ sơ thửa đất đấu giá do Uỷ ban nhân dân xã tổ chức và tham khảo ý kiến của Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định đấu giá quyền sử dụng đất. Quyết định này bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, nội dung rõ ràng, đúng về mặt hình thức.
Bước 4: Ký hợp đồng cho thuê đất
Uỷ ban nhân dân xã căn cứ theo nguyện vọng của của người dân có thẩm quyền thành lập tổ tư vấn đầu tư để xây dựng và đánh giá hồ sơ mời thầu; thực hiện thông báo nội dung và hồ sơ mời thầu trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 5: Giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
Tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất sẽ cần cử người đại diện tham dự, giám sát cuộc đấu giá xem có đúng trình tự. Trong thời gian này, đơn vị tổ chức thực hiện đấu giá có thể mời bên đại diện của Cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cán bộ tại chính quyền địa phương nơi có đất bán đấu để giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 6: Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Sau khi nhận bàn giao hồ sơ và đã có biên bản đấu giá quyền sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân xã cần lập hồ sơ gửi lên Cơ quan Tài nguyên và môi trường (Việc này cần thực hiện trong vòng 5 ngày). Sau đó Cơ quan Tài nguyên và Môi trường sẽ trình lên Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 7: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người đã trúng đấu giá.
Người trúng đấu giá cần nhanh chóng đến Kho bạc nhà nước để thực hiện trách nhiệm về tiền sử dụng đất. Sau đó cầm chứng thư đã nộp tiền cho cơ quan Tài nguyên và môi trường để làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá
Sau khi đã nhận được chứng từ nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất của người trúng đấu giá, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; ký hợp đồng thuê đất.
2. Để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phần đất công ích thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Đấu giá đất là một thủ tục bắt buộc trước khi Cơ quan, tổ chức đấu giá giao đất cho người dân. Để quá trình này diễn ra đúng trình tự, thẩm quyền giải quyết thì bước đầu việc tổ chức đấu giá phải đảm bảo điều kiện nhất định.
– Điều kiện 1: Đối với trình tự tiến hành tổ chức đấu giá:
Theo Điều 119 Luật Đất đai 2013 ghi nhận điều kiện quan trong về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
+ Khi muốn đưa diện tích đất đem ra đấu giá thì phải có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt;
+ Diện tích đất này đã được giải phóng mặt bằng, tài sản gắn liền trên đất là thuộc sở hữu nhà nước;
+ trước khi đưa ra đấu giá các phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Điều kiện 2: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
+ Đối tượng tham gia cuộc đấu giá để Nhà nước giao đất phải là những cá nhân, hộ gia đình ghi nhân trong Điều 55 và Điều 56 Luật Đất đai 2013;
+ Ngoài ra, người dân còn phải đảm bảo điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
3. Ủy ban nhân dân xã không đấu giá cho thuê đất công ích sẽ bị xử lý như thế nào?
3.1. Xử lý vi phạm kỷ luật:
Đấu giá không chỉ là thủ tục bắt buộc mà quy trình đấu giá cũng được Nhà nước ghi nhận một cách chặt chẽ. Nếu Ủy ban nhân xã thực hiện cho thuê đất tự ý loại bỏ thủ tục này, sau đó giao đất cho người dân trái pháp luật thì người thực hiện sai sẽ bị xử lý kỷ luật, cụ thể theo quy định tại Điều 6
– Với những cán bộ trong quá tình làm việc có những sai phạm thì bị áp dụng hình phạt như Khiển trách, Cảnh cáo, và nghiêm khắc hơn nữa là cách chức, bãi nhiệm;
– Trong trường hợp với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì áp dụng mức sử phạt sau: Khiển trách, Cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc là buộc thôi việc;
– Đối với những cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có hình thức sau: Khiển trách, cảnh cáo, thực hiện việc giáng chức, cách chức thậm chí là không được làm việc tại Cơ quan.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính thì các cán bộ, công chức thực hiện hành vi sai phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 229 Bộ Luật Hình sự 2015 ( sửa đổi 2017) tội phạm quy định về quản lý đất đai,như sau:
– Khung hình phạt thứ nhất: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);
+ Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Nếu có sự tái phạm sau khi đã bị phạt xử lý kỷ luật về hành vi này thì sẽ có căn cứ truy tố trách nhiệm hình sự.
– Khung hình phạt thứ hai: mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Nhận thấy sự vi phạm có tổ chức, thực hiện sai phạm có sự thỏa thuận, phân công với nhau;
+ Diện tích đất trồng lúa cho thuê sai phạm từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);
+ Giá trị thực của mảnh đất trên thực tế quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Việc làm sai phạm này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Khung hình phạt thứ ba: với mức vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ áp dụng mức phạt từ 05 năm đến 12 năm:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện đất trồng lúa được giao có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Với những loại đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên là đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Ngoài ra, cá nhân có hành vi sai phạm không chỉ phải chịu mức hình phạt tù tương ứng với mức độ vi phạm mà còn có thể bị phạt hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, với những quy định trên cho thấy Nhà nước có sự kiểm soát quản lý chặt chẽ vấn đề giao đất công từ trình tự thực hiện đấu giá cho đến quy định về trách nhiệm của những người có thẩm quyền thực hiện việc đấu giá này.
Các văn bản pháp luật được áp dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Thông tư liên tịch