Nhiều người dân trên khắp địa bản cả nước quan tâm rằng, bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố cập nhật mới nhất như thế nào? Cùng Luật Dương gia tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp bảng giá đất của 63 tỉnh, thành phố mới nhất:
STT | Tỉnh / Thành phố | Văn bản |
Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng | ||
1 | Hà Nội | Quyết định 30/2019/QĐ-UBND thành phố Hà Nội |
2 | Bắc Ninh | |
3 | Hà Nam | |
4 | Hải Dương | |
5 | Hưng Yên | Quyết định 40/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên |
6 | Hải Phòng | |
7 | Nam Định | Quyết định 46/2019/QĐ-UBND tỉnh Nam Định |
8 | Ninh Bình | |
9 | Thái Bình | Quyết định 22/2019/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình |
10 | Vĩnh Phúc | |
Các tỉnh Tây Bắc | ||
11 | Lào Cai | |
12 | Yên Bái | Quyết định 28/2019/QĐ-UBND tỉnh Yên Bái |
13 | Điện Biên | |
14 | Hòa Bình | |
15 | Lai Châu | |
16 | Sơn La | Quyết định 43/2019/QĐ-UBND tỉnh Sơn La |
Các tỉnh Đông Bắc | ||
17 | Hà Giang | |
18 | Cao Bằng | Quyết định 2336/2019/QĐ-UBND tỉnh Cao Bằng |
19 | Bắc Kạn | |
20 | Lạng Sơn | |
21 | Tuyên Quang | |
22 | Thái Nguyên | |
23 | Phú Thọ | Quyết định 20/2019/QĐ-UBND tỉnh Phú Thọ |
24 | Bắc Giang | Quyết định 72/2021/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang |
25 | Quảng Ninh | Quyết định 42/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh |
Các tỉnh Bắc Trung Bộ | ||
26 | Thanh Hoá | |
27 | Nghệ An | |
28 | Hà Tĩnh | |
29 | Quảng Bình | |
30 | Quảng Trị | Quyết định 49/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị |
31 | Thừa Thiên Huế | |
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
32 | Đà Nẵng | Quyết định 09/2020/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng |
33 | Quảng Nam | Quyết định 24/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam |
34 | Quảng Ngãi | Quyết định 11/2020/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi |
35 | Bình Định | Quyết định 65/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Định |
36 | Phú Yên | |
37 | Khánh Hòa | Quyết định 04/2020/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa |
38 | Ninh Thuận | Quyết định 14/2020/QĐ-UBND tỉnh Ninh Thuận |
39 | Bình Thuận | |
Các tỉnh Tây Nguyên | ||
40 | Kon Tum | |
41 | Gia Lai | |
42 | Đắk Lắk | Quyết định 28/2019/QĐ-UBND tỉnh Đắk Lắk |
43 | Đắk Nông | Quyết định 08/2020/QĐ-UBND tỉnh Đắk Nông |
44 | Lâm Đồng | |
Các tỉnh Đông Nam Bộ | ||
45 | TP. Hồ Chí Minh | Quyết định 02/2020/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh |
46 | Bình Phước | Quyết định 18/2020/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước |
47 | Bình Dương | |
48 | Đồng Nai | |
49 | Tây Ninh | Quyết định 35/2020/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh |
50 | Bà Rịa -Vũng Tàu | |
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long | ||
51 | Cần Thơ | |
52 | Long An | Quyết định 27/2020/QĐ-UBND tỉnh Long An |
53 | Đồng Tháp | Quyết định 36/2019/QĐ-UBND tỉnh Đồng Tháp |
54 | Tiền Giang | |
55 | An Giang | |
56 | Bến Tre | |
57 | Vĩnh Long | |
58 | Trà Vinh | Quyết định 35/2019/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh |
59 | Hậu Giang | |
60 | Kiên Giang | |
61 | Sóc Trăng | Quyết định 33/2019/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng |
62 | Bạc Liêu | |
63 | Cà Mau |
2. Quy định chung của pháp luật về bảng giá đất:
2.1. Bảng giá đất được hiểu như thế nào?
Bảng giá đất là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong xã hội và trong các sách báo pháp lý ở nước ta. Trước đây trong thời kỳ nền kinh tế được quản lý theo cơ chế bao cấp kế hoạch hóa, đất đai không được thừa nhận có giá trị thì khái niệm bảng giá đất chưa ra đời. Kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất đai mới được thừa nhận có giá, và khi đó khái niệm bảng giá đất ra đời. Theo đó có thể hiểu rằng bảng giá đất là một khoản tiền tính trên đơn vị diện tích đất do các chủ thể có thẩm quyền ban hành sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Vì thế cho nên bảng giá đất có sự khác nhau giữa các địa phương và qua từng thời kỳ.
Nhìn chung thì bảng giá đất không phải là biểu hiện tiền tệ của giá trị đất đai, giá cả cao hay thấp không phải do giá thành sản xuất quyết định. Đất đai không phải là sản phẩm lao động của con người cho nên không có giá thành sản xuất. Thực tế trong trường hợp con người khai phá đất đai thì chi phí là một bộ phận của giá đất vì người ta có thể tính được các chi phí trực tiếp đầu tư vào đất. Bảng giá đất chủ yếu là do nhu cầu về đất đai quyết định và có xu thế tăng cao rõ ràng, tốc độ tăng giá đất cao hơn so với tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông thường. Chủ yếu hiện tượng này là xuất phát từ nguyên nhân do tính khan hiếm của đất đai và tính co giãn của cung cầu, cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội tại từng địa phương.
2.2. Vai trò của bảng giá đất tại các địa phương:
Thứ nhất, đối với người sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa nói chung và của quyền sử dụng đất nói riêng được hình thành và vận động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Cùng một loại đất tại một thời điểm nhưng ở các thị trường khác nhau sẽ có giá thị trường khác nhau hoặc cùng một loại đất ở cùng thị trường nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Vì thế bảng giá đất sẽ góp phần đảm bảo mức giá thống nhất trên một địa phương nhất định sao cho phù hợp đối với quyền lợi của người sử dụng đất.
Thứ hai, đối với nhà nước. Bảng giá đất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai. Đây là một công cụ quản lý quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý đất đai, bởi nhà nước quản lý vận hành về thửa đất chỉ là quản lý phần xác của đất đai, còn quản lý giá trị của thửa đất mới là quản lý phần hồn của đất đai. Đồng thời thông qua công cụ này thì nhà nước sẽ điều chỉnh cân bằng mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước với người sử dụng đất và các chủ thể khác có liên quan. Ngoài ra thì bảng giá đất được hình thành là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước. Nếu việc định giá không đúng, nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích kinh tế. Do đó cho nên việc xác định bảng giá đất phản ánh đúng giá trị thị trường sẽ có tác động lớn trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập bảng giá đất tại các địa phương:
Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo được, không chỉ là nguồn đầu vào của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà còn là nơi cư trú sinh hoạt của con người. Đất đai có hai đặc tính rất cơ bản, một là tính độc nhất vô nhị thể hiện trong quá trình sử dụng đất đai, hai là tính chất không di dời của đất đai. Do đó để có thể lập được bảng giá đất chính xác, thì cần phải thấy hết và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, môi trường pháp lý và chính sách cụ thể của nhà nước. Các chính sách này hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tác động đến cung và cầu bất động sản trên thị trường làm ảnh hưởng đến giá cả bất động sản nói chung và bảng giá đất nói riêng tại các địa phương.
Thứ hai, môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như địa điểm, vị trí địa lý … những đặc điểm này là quan trọng trong việc xác định bảng giá đất tại các địa phương sao cho tốt nhất.
Thứ ba, môi trường xã hội bao gồm dân số, dân cư, tình hình an ninh chính trị, mật độ dân trí … cùng một diện tích và một môi trường pháp lý như nhau nhưng ở những khu vực đông dân cư và có trình độ dân trí cao hơn thì bằng giá đất thường sẽ quy định ở đó với mức giá cao hơn.
Thứ tư, các yếu tố kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tăng khả năng thanh khoản của thị trường. Vì thế cho nên thị trường bất động sản sẽ phát triển hơn làm cho giá bất động sản cũng cao hơn khi nền kinh tế ảm đạm.
Thứ năm, hiện trạng sử dụng đất bao gồm các yếu tố như loại đất, quy mô diện tích và kích thước … ngoài ra mảnh đất có mật độ hoàn chỉnh các tài liệu pháp lý càng cao thì giá trị càng cao. Vì thế khi xác định bằng giá đất cần xem xét các yếu tố nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Nghị định số