Tranh chấp đất đai là hiện tượng diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội. Nhiều người đặt ra thắc mắc: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã:
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân là hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhằm giải quyết những xung đột và mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Nhìn chung thì hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân là hoạt động giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Hoạt động của ủy ban nhân dân là hoạt động quản lý nhà nước mang tính thường xuyên và liên tục, tương đối ổn định. Trong đó hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một mặt hoạt động của Ủy ban nhân dân và kết quả của hoạt động này là một quyết định hành chính – quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân bao gồm trình tự và thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân được đảm bảo thi hành. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Đối với trường hợp mà các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Nếu như thương lượng và hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mà không có cơ quan tài phán tham gia giải quyết thì việc thực hiện kết quả của quá trình thương lượng và hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên mà không có bất cứ một sự đảm bảo nào. Hoặc giải quyết tranh chấp bằng tòa án cũng phải thông qua một cơ quan thi hành án mới thực hiện được công tác cưỡng chế thi hành khi một trong các bên không chấp hành bản án. Như vậy thì Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan đưa ra phán quyết vừa là chủ thể tổ chức việc thi hành phán quyết. Điều này tạo ra tính tích cực trong giải quyết tranh chấp đất đai đó là sự nhanh chóng và khẩn trương.
Thứ ba, hoà giải trong giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân xã là điều kiện bắt buộc trước khi các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên không thể tự hòa giải thương lượng được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ thông qua tổ hòa giải tại cơ sở. Nếu hòa giải tại cơ sở không thành thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã nơi có tranh chấp tổ chức việc hòa giải.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã:
Tranh chấp đất đai được giải quyết bởi hai cơ quan là Ủy ban nhân dân và tòa án nhân dân với điều kiện bắt buộc là hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, ngoại trừ một số trường hợp tranh chấp được hướng dẫn không phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Đối với việc hòa giải các Ủy ban nhân dân cấp xã khi có tranh chấp về đất đai xảy ra thì sẽ được thực hiện trong thời hạn 45 ngày với quy trình như sau:
– Chủ thể có thẩm quyền là chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ giao cho các cán bộ chuyên môn tiến hành nghiên cứu về quá trình cũng như hiện trạng sử dụng đất;
– Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập hội đồng hòa giải với các thành phần theo đúng quy định của pháp
– Sau đó Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành tổ chức cuộc hòa giải có sự tham gia của các bên. Kết thúc cuộc hòa giải sẽ lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành kem theo chữ ký của các bên và biên bản đó phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Và đây được coi là giai đoạn tiền tố tụng trong những vụ việc tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên có thể nói rằng hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã cũng chưa thật sự đảm bảo hiệu quả thi hành trên thực tế và cũng mang những hạn chế nhất định. Trường hợp mà một bên vì lý do khác nhau và không ngoại trừ lý do không hợp tác và không muốn đến cũng như không đến tham gia buổi hòa giải được coi là hòa giải không thành. Sự vắng mặt này đôi khi sẽ gây ra sự bất lợi cho phía bên còn lại. Ngoài ra thì vấn đề hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã khi các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành. Khi đó thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức lại cuộc họp để tiến hành bổ sung ý kiến của các bên. Tuy nhiên thời hạn này chỉ kéo dài rất ngắn trong khoảng thời gian là 10 ngày thông thường, chứ không phải là 10 ngày làm việc. Thực tế cho thấy kết quả hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã được thể hiện bằng biên bản hòa giải chính là thành phần hồ sơ khởi kiện nên hoạt động hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã có xu hướng trở thành hình thức. Các bên tranh chấp đề nghị hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã chủ yếu để có được biên bản hòa giải không thành và nhanh chóng hoàn tất hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân hoặc tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp
Việc phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc cộng đồng dân cư do Chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định. Đối với trường hợp một đương sự vừa gửi đơn đến tòa án nhân dân vừa gửi đơn đến Ủy ban nhân dân hoặc mỗi bên tranh chấp gửi đơn đến mỗi cơ quan khác nhau thì trong trường hợp này nếu như Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đang giải quyết thì vụ án đó sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, nếu như hai bên tranh chấp cùng lựa chọn ủy ban nhân dân là cơ quan giải quyết lần đầu nhưng sau đó, khi có kết quả giải quyết mỗi bên gửi đơn đến mỗi cơ quan khác nhau vì luật đất đai cho phép đương sự được lựa chọn gửi đơn đến tòa án nhân dân sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì pháp luật hiện nay quy định rằng khi một trong các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì phải tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính, tức là phải gửi đó đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
3. Sự cần thiết khi giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân:
Ở hầu hết các quốc gia thì cơ quan giải quyết tranh chấp luôn được ghi nhận là hệ thống cơ quan tài phán riêng, có tính độc lập và chuyên biệt về chức năng phân xử những tranh chấp. Trở lại với Việt Nam thì sự hiện diện của Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan hành pháp vừa có chức năng xét xử đối với tranh chấp đất đai hẳn là một điều hiếm gặp. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cho đến nay vẫn quy định Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai bởi một số vấn đề cần thiết như sau:
Thứ nhất, theo lịch sử của quá trình phát triển đất đai, khi vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu tiên được quy định đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó thì tranh chấp trong nội bộ nhân dân nhất là tranh chấp có tính chất điều chỉnh chỗ đất thì Ủy ban nhân dân xã bàn bạc với hợp tác xã để lãnh đạo nhân dân thương lượng giải quyết, theo đó thì Ủy ban nhân dân đã được giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên tục qua các thời kỳ và đã đảm bảo được cơ sở pháp lý vững chắc.
Thứ hai, do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế dẫn đến nhiều diện tích đất vẫn chưa có giấy chứng minh quyền sử dụng. Khi không có các loại giấy tờ chứng minh về nguồn gốc sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào một số tiêu chí khác để thu thập nhanh chóng và thuận tiện, đó là ủy ban nhân dân bởi Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về các vấn đề trên, do đó Ủy ban nhân dân sẽ nhanh chóng chứng minh được chủ đề sử dụng đất hợp pháp và giải quyết được tranh chấp một cách hợp lý.
Thứ ba, xu thế mọi tranh chấp cần được hướng đến một cơ quan tài phán là tòa án nhân dân là một xu thế hợp lý, thế nhưng trong bối cảnh tranh chấp đất đai không có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất còn nhiều việc chuyển thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sang tòa án là điều bất cập. Bởi tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp dựa trên những cơ sở và chứng cứ rõ ràng. Đối với những tranh chấp không có những giấy tờ rõ ràng thì vẫn được giao cho Ủy ban nhân dân giải quyết là điều phù hợp.
4. Điều kiện đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai được hiệu quả:
Thứ nhất, điều kiện về kinh tế. Bất kỳ một yếu tố nào của thượng tầng xã hội cũng chịu sự chi phối của kết cấu hạ tầng mà cụ thể là kinh tế. Khi nền kinh tế chi trễ và chậm phát triển thì các cơ quan nhà nước cũng khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ hai, về điều kiện chính trị. Hoạt động thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai là một chức năng của cơ quan nhà nước nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị trong xã hội nên điều kiện đảm bảo thực thi luôn phải đề cập đến yếu tố chính trị. Đối với hệ thống tổ chức chính trị xã hội chính là khối đoàn kết có tác động mạnh mẽ trong việc tổ chức và giáo dục pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cho tầng lớp nhân dân.
Thứ ba, về điều kiện xã hội. Thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là hướng tới giải quyết hiện tượng xã hội nên các yếu tố xã hội cũng là một trong những điều kiện để hoạt động thực thi được diễn ra hiệu quả. Đó là sự tham gia của cộng đồng dân cư và là sự đề cao của phong tục tập quán. Không chỉ có vậy, các quy phạm xã hội là nguồn quan trọng trong thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai đối với chủ thể giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, về điều kiện pháp lí. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và công tác tổ chức thực hiện pháp luật là điều kiện trực tiếp đảm bảo thực thi pháp luật giải quyết một cách có hiệu quả. Lực lượng cán bộ có sự phân công rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ cũng như có tầm hiểu biết sâu sắc pháp luật sẽ giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai được thống nhất và triệt để.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.