Đăng ký khai tử là nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự kiện chết của một người. Vậy, thủ tục đăng ký khai tử quá hạn: Có bị xử phạt không? Nội đăng ký khai tử gồm những gì? Thủ tục thực hiện đăng ký khai tử?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về thủ tục khai tử:
1.1. Khai tử được hiểu như thế nào?
Khai tử là một trong những quyền nhân thân của mỗi cá nhân được quy định trong luật pháp Việt Nam. Quyền về khai tử gắn với các quan hệ pháp luật được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt gắn với chính cá nhân đó. Quá trình quản lý việc khai tử giúp nhà nước thực hiện tốt các hoạt động quản lý của nhà nước về biến động dân cư.
Tại Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 thủ tục khai tử được ghi nhận như sau: cá nhân chết đi phải tiến hành việc khai tử. Khi cá nhân chết thì người thân hay người có trách nhiệm tiến hành các thủ tục pháp lý khai tử cho họ.
1.2. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử:
Các cá nhân có liên quan đến sự kiện chết của một người được thể hiện qua mối quan hệ gia đình, họ hàng hay người đại diện thì phải thực hiện đúng với quy định về thời hạn thực hiện việc đăng ký khai tử quy định tại Điều 33
– Về nguyên tắc,trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha mẹ, hoặc người thân thiết khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký thủ tục này;
– Với những cá nhân mất đi mà không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tiến hành thủ tục khai tử; để quản lý tốt tình trạng dân cư của địa phương thì điều luật này cũng quy định rõ trách nhiệm của Công chức tư pháp – hộ tịch phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc và khai tử cho người đã chết; trong phạm vi trách nhiệm của mình nếu không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì Công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp tiến hành đăng ký khai tử.
Như vậy với những quy định ở trên, các cá nhân cần lưu ý về thời hạn tiến hành thủ tục khai tử này nếu quá thời hạn mới khai tử là không đảm bảo trách nhiệm của công dân và có thể bị xử lý vi phạm. Về thủ tục đăng ký khai tử, trách nhiệm trước hết thuộc về người thân của người chết hoặc cơ quan đại diện tổ chức, cá nhân liên quan đến người đã mất.
2. Mức xử phạt khi đăng ký khai tử quá hạn:
Hành vi trốn tránh hoặc chậm chạp trong việc khai tử gây ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý dân cư cũng như việc quản lý chế độ bảo hiểm xã hội. Mất quản lý trong các lĩnh vực này dẫn đến khả năng bị trục lợi gây thất thoát lớn và mất sự công bằng giữa các cá nhân với nhau. Vì vậy, Căn cứ theo quy định tại Điều 41
– Trường hợp thứ nhất: các cá nhân có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
– Trường hợp 2: Những hành vi làm chứng không đúng với sự thật để thực hiện đăng ký khai tử cho người khác. Cùng với đó là cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được tiến hành khai tử sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi này;
Trường hợp 3: Các cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi như tiến hành thủ tục đăng ký khai tử cho người còn đang sống vì bất kỳ một lý do nào; hoặc không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi; ngoài ra, các cá nhân còn có hành vi cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật để làm khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì các cá nhân này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc lại số lượng bất hợp pháp đã được đã nhận được do thực hiện hành vi vi phạm quy định; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định;
Trên thực tế, có rất nhiều những trường hợp một số gia đình không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người thân đã chết, có thể họ không biết được quy định của nhà nước về vấn đề khai tử hoặc vì một số vấn đề khác để trục lợi đối với các chính sách quyền lợi bảo hiểm.. cho dù bị bất cứ lý do gì thì hành vi không khai tử cho người chết, hoặc khai tử không hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với quy phạm điều chỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước. Các cá nhân hay tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của họ.
Còn đối với việc cá nhân thực hiện khai tử quá hạn thì chưa có sự ghi nhận rõ ràng tới mức phạt tiền nếu chậm chạp khi thực hiện nghĩa vụ này. Nếu hành vi thực hiện khai tử giả mạo hoặc không khai tử để trục lợi thì sẽ bị xử phạt theo nội dung trình bày ở trên.
3. Nội dung đăng ký khai tử gồm những gì?
Để đảm bảo được quá trình đăng ký khai tử đúng theo quy định nhà nước đã ghi nhận rõ về việc xác định nội dung đăng ký khai tử. Căn cứ được dựa theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 44, Nghị định 123/2015 NĐ-CP như sau:
– Nội dung khai tử được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật hộ tịch và các quy định sau đây:
+ Nội dung khai tử cho cá nhân thì phải đảm bảo các thông tin như họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; mã số định danh cá nhân của người chết (nếu có); địa điểm chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo dương lịch; người chết là người nước ngoài thì cần bổ sung thêm nội dung về quốc tịch của người này.
+ Để tiến hành việc đăng ký khai tử thì các thông tin để thực hiện thủ tục này phải dựa theo giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cơ quan dưới đây sẽ có thẩm quyền cấp giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay thế giấy báo tử cụ thể như sau:
+ Đối với những người chết tại cơ sở y tế khám chữa bệnh thì Thủ trưởng cơ sở y tế thực hiện việc cấp giấy;
+ Khi một cá nhân nhận bản án của Tòa và phải chịu thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay cho giấy báo tử;
+ Một người mất tích theo quy định của pháp luật sẽ bị tòa tuyên bố là đã chết thì bản án quyết định có hiệu lực của Tòa án sẽ thay cho giấy báo tử;
+ Khi tham gia giao thông mà các cá nhân bị chết trên phương tiện giao thông hoặc chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì khi tiến hành xác nhận sự kiện này Cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y sẽ có giá trị thay cho giấy báo tử;
+ Trong một số trường hợp các cá nhân không thuộc những trường hợp đã nêu ở trên thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp giấy báo tử.
4. Thủ tục thực hiện đăng ký khai tử:
Thủ tục đăng ký khai tử được nhà nước ghi nhận trong điều bác tư có luật hộ tịch. Cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ sau để thực hiện cho việc đăng ký khai tử này:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Cá nhân có liên quan cần chuẩn bị tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu được nhà nước quy định sẵn. Cùng với đó là cung cấp giấy báo tử hoặc các giấy tờ khác thay cho giấy báo tử mà cơ quan có thẩm quyền cấp đã nêu rõ phần trên;
Bước 2: Nhận hồ sơ:
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận việc đăng ký khai tử của các cá nhân. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc này trừ trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc người phát hiện thi thể thực hiện đăng ký khai tử;
Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký khai tử:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ các cá nhân gửi đến để làm thực đăng ký khai tử thì Công thức tư pháp- hộ tịch phải tiếp nhận và xem xét hồ sơ rồi ghi nội dung khai tử vào sổ hộ tịch ( nếu bộ hồ sơ này đã đảm bảo theo đúng quy định).
Bước 4: Nhận giấy khai tử:
Sau khi công chức tư pháp- hộ tịch ghi nội dung khai tử vào sổ hộ tịch thì người đi khai tử sẽ ký tên vào sổ hộ tịch đó và báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin trích lục cho người đi khai tử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
–