Tranh chấp đất đai là hiện nay xảy ra rất phổ biến với rất nhiều dạng tranh chấp khác nhau. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai phải đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là tranh chấp đất đai?
- 2 2. Các trường hợp tranh chấp đất đai thường gặp:
- 3 3. Các kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai:
- 3.1 3.1. Kỹ năng, kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng để khai thác thông tin:
- 3.2 3.2. Kỹ năng, kinh nghiệm trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu, hồ sơ vụ án giải quyết tranh chấp đất đai:
- 3.3 3.3. Kỹ năng, kinh nghiệm hòa giải tranh chấp:
- 3.4 3.4. Kỹ năng, kinh nghiệm khi giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng hành chính:
- 3.5 3.5. Kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo con đường tố tụng dân sự:
1. Thế nào là tranh chấp đất đai?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 3
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.
2. Các trường hợp tranh chấp đất đai thường gặp:
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Hiện nay, có thể xem xét một số dạng tranh chấp đất đai như sau:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất như tranh chấp ranh giới đất đai hay tranh chấp đòi lại đất theo dạng đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của mình.
– Tranh chấp ai có quyền sử dụng đất với thửa đất.
– Tranh chấp có liên quan đến đất đai như tranh chấp về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… quyền sử dụng đất; tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất cũng như tài sản gắn liền với đất;…
3. Các kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai:
Để giải quyết một vụ án về tranh chấp đất đai không hề đơn giản, đòi hỏi người luật sư hay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải có các kỹ năng, kinh nghiệm. Dưới đây là một số kỹ năng, kinh nghiệm trong vụ án giải quyết tranh chấp đất đai mọi người cần nắm được:
3.1. Kỹ năng, kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng để khai thác thông tin:
Đây là một trong những bước đầu tiên tiên quyết để giúp bạn khai thác cũng như tìm hiểu ban đầu về vụ án tranh chấp đất đai. Khách hàng ở đây có thể là người đi kiện hoặc người bị kiện. Khi tiếp xúc vụ việc tranh chấp đất đai bạn cần khai thác tối đa các thông tin, tài liệu cần thiết của khách hàng để phục vụ cho việc giải quyết, cụ thể:
– Thông tin nhân thân của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ,…
– Vấn đề khởi kiện là gì để xác định được dạng tranh chấp đất đai là đòi quyền sử dụng đất hay lấn, chiếm đất đai,…
– Thông tin về địa chỉ, diện tích và nguồn gốc thửa đất.
– Thông tin về hiện trạng thửa đất.
– Các giấy tờ pháp lý có liên quan đến thửa đất tranh chấp (đất có Sổ đỏ, Sổ hồng không hay đất đang sử dụng không có giấy tờ,…).
– Các thông tin, tài liệu khác về đất đai (nếu có).
3.2. Kỹ năng, kinh nghiệm trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu, hồ sơ vụ án giải quyết tranh chấp đất đai:
Để nắm vững rồi đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai thì điều cơ bản nhất là phải nắm rõ được tài liệu, hồ sơ liên quan đến thửa đất hoặc các chứng cứ phục vụ cho vấn đề tranh chấp đang xảy ra. Nguồn chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai có thể kể đến như:
+ Chứng cứ là những tài liệu đọc được;
+ Chứng cứ là những tài liệu nghe được, nhìn được;
+ Chứng cứ là dữ liệu điện tử;
+ Chứng cứ là kết luận giám định;
+ Chứng cứ là biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
+ Chứng cứ là kết quả định giá tài sản, thẩm định giá;
+ Chứng cứ là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý liên quan đến đất đai của Thừa phát lại lập;
+ Chứng cứ là văn bản công chứng, chứng thực.
Bên cạnh việc xác định nguồn chứng cứ thì cũng cần có kỹ năng thu thập chứng cứ như thu thập từ khách hàng; thu thập từ các cơ quan hành chính Nhà nước như các cấp Ủy ban nhân dân, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và môi trường; có thể đề nghị Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ như xin sao chụp tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết tranh chấp đất đai.
3.3. Kỹ năng, kinh nghiệm hòa giải tranh chấp:
Trước khi giải quyết tranh chấp kiện tụng tại Tòa thì bao giờ cũng ưu tiên phương án thương lượng, hòa giải. Và hòa giải cũng là một trong những thủ tục được quy định trong
Mục đích của việc hòa giải là nhằm giải quyết tranh chấp trên phương diện hợp tình hợp lý, tránh mất thời gian, mất tiền bạc, công sức của các bên.
Pháp luật cũng quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có khi giải quyết tranh chấp, là điều kiện tiên quyết trước khi khởi kiện ra Tòa áp dụng với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP).
Do đó, theo tinh thần của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp đất đai về việc ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải, còn những tranh chấp khác như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…thì không bắt buộc phải hòa giải trước khi tiến hành khởi kiện.
Nếu như các bên không tự hòa giải, thương lượng với nhau thì làm thủ tục hòa giải cơ sở đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi đang có đất tranh chấp. Thủ tục hòa giải được thực hiện như sau:
Bước 1: Làm đơn đề nghị tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 2: Ủy ban nhân dân xã/phường thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
Bước 3: Tiến hành tổ chức buổi hòa giải tranh chấp đất đai.
Bước 4: Trường hợp hòa giải thành thì lập biên bản
Thời gian hòa giải tranh chấp là không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn đề nghị. Nếu như phía bên Ủy ban nhân dân quá thời hạn nêu trên mà chưa thực hiện công tác hòa giải thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại hành chính về việc đó.
Thành phần của buổi hòa giải bao gồm:
+ Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Các thành viên khác gồm: đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; đối với khu vực đô thị là tổ trưởng tổ dân phố; đối với khu vực nông thôn là trưởng thôn, ấp; đại diện một số hộ gia đình sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn;….
+ Ngoài ra có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
3.4. Kỹ năng, kinh nghiệm khi giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng hành chính:
Khi hòa giải không thành, người dân có hai lựa chọn, một là làm đơn lên Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để giải quyết, hai là có thể làm đơn khởi kiện theo hướng tố tụng dân sự. Mỗi con đường đi sẽ có những kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau.
Đối với con đường hành chính, lưu ý không phải vụ tranh chấp nào cũng giải quyết bằng con đường này được, chỉ có những tranh chấp đất đai chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tranh chấp ranh giới, mốc giới đất,.. mới thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, tỉnh.
Sau khi giải quyết xong, có quyết định của Ủy ban nhân huyện, tỉnh thì những quyết định này vẫn có thể bị khởi kiện ra Tòa án.
Thời hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính rơi vào khoảng từ 45 ngày đến 90 ngày. Nhưng thực tế, rất ít trường hợp cơ quan Nhà nước giải quyết đúng thời hạn theo luật định, thậm chí tồn tại vụ tranh chấp giải quyết kéo dài 1-2 năm chưa xong.
3.5. Kỹ năng, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo con đường tố tụng dân sự:
Khởi kiện là cách được nhiều người lựa chọn để giải quyết khi có tranh chấp đất đai xảy ra. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị pháp lý cao để giải quyết, xử lý dạng tranh chấp này. Nhưng quá trình để giải quyết vụ kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án không hề đơn giản, rất mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của các bên. Để có thể giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án bạn cần phải nắm được các vấn đề sau:
– Thời hiệu vụ án tranh chấp đất đai đó còn hay hết?
– Xác định đúng thẩm quyền để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.
– Xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp để áp dụng luật giải quyết.
– Xác định tư cách các đương sự trong vụ án.
– Thu thập, đánh giá giá trị pháp lý của các tài liệu chứng cứ.
– Quy trình, thủ tục tố tụng tại Tòa là những bước như thế nào?
– Kỹ năng, kinh nghiệm tranh tụng tại Tòa án.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật đất đai năm 2013.