Luật bảo vệ môi trường 2022 quy định vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển cũ là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
- 2 2. Quy định về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển:
- 3 3. Quy định về biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
- 4 4. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng điều kiện nào?
- 5 5. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ cho các doanh nghiệp:
- 6 6. Mẫu Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
1. Đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì các đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2019/NĐ-CP, theo đó đối tượng được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
2. Quy định về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển:
Theo khoản 2 Điều 43 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường như sau:
– Để nhằm phù hợp với từng chủng loại và tải trọng tàu phải có khu vực và thiết bị phá dỡ tàu biển chuyên dụng.
– Đảm bảo không để rò rỉ, phát tán các chất thải chưa qua xử lý, quản lý ra bên ngoài khu vực phá dỡ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
– Sau khi phá dỡ có cao độ nền thì đảm bảo có khu vực lưu giữ vật liệu, thiết bị, bảo đảm không bị ngập lụt.
– Đảm bảo sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng vật liệu, thiết bị cao nhất theo tính toán.
– Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường nếu như sử dụng bãi lưu giữ.
– Xây dựng khu lưu giữ chất thải nguy hại.
– Đối với các khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình phá dỡ tàu biển phải bảo đảm đủ các quy định về điều kiện, yêu cầu.
3. Quy định về biện pháp quản lý chất thải và phế liệu trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
– Đối với nhiên liệu, dầu, nước đáy tàu, nước dằn tàu, chất lỏng khác và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ sẽ phải thu gom.
– Trường hợp có không gian kín trên tàu gồm khoang chứa hàng, đáy đôi, bồn két chứa thì phải tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí nhằm mục đích đảm bảo các điêu kiện làm việc để an toàn. Lưu ý là hoạt động này sẽ phải được thực hiện trong toàn bộ quá trình phá dỡ.
– Thực hiện bóc tách amiăng và PCBs:
Tiến hành hoạt động bóc tách, thu gom, vận chuyển amiăng, PCBs khỏi vị trí cắt trước khi cắt con tàu thành các phần.
Tiến hành tiếp tục thu gom toàn bộ phần amiăng và PCBs còn lại khi đã dễ dàng tiếp cận hơn sau khi các phần của con tàu được đưa lên bờ.
Để nhằm giảm phát tán các sợi amiăng ra môi trường xung quanh, người không phận sự miễn vào thì tại khu vực bóc tách và thu gom amiăng phải được quây kín. Trước và trong suốt quá trình bóc tách, Amiăng phải được làm ẩm.
Tiến hành bố trí tối thiểu 02 lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng, trong đó 01 người chịu trách nhiệm làm ẩm và 01 người bóc tách amiăng.
Khu vực bóc tách amiăng trên bờ phải được bố trí ở khu vực riêng biệt với quy trình tương tự.
– Đảm bảo đựng trong các bao bì chuyên dụng kín, có ít nhất 02 lớp, sau đó vận chuyển về kho lưu giữ chất thải nguy hại và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định đối với Amiăng sau khi bóc tách.
– Phải lưu chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không cho phép xếp chồng lên nhau đối với chất thải lỏng có chứa PCBs. Tại khu vực có chứa PCBs (dạng rắn và dạng lỏng) phải được cách ly với các chất thải khác và bảo đảm an toàn trước khi chuyển giao để xử lý theo đúng quy định.
– Trước khi chuyển về khu vực lưu giữ và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định, đối với dầu và nhiên liệu phải được bơm về các bồn hoặc thùng chứa riêng (không trộn lẫn).
– Tiến hành phân định, phân loại và xử lý theo quy định về quản lý chất thải đối với vật liệu phi kim được bóc tách ra từ kim loại.
– Tiến hành thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý theo đúng quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với chất thải phóng xạ phát sinh từ quá trình phá dỡ.
– Cơ sở phải chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải xử lý cho đơn vị có chức năng trong thời hạn không quá 45 ngày sau khi hoàn thành việc phá dỡ con tàu.
Đối với cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển đảm bảo phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận.
4. Tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để tàu biểu đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ bao gồm:
– Chủ tàu cam kết bằng văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.
– Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Các yêu cầu đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ bao gồm:
– Bảo đảm chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ không vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
– Trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được thu hồi toàn bộ khí C.F.C trong các thiết bị.
– Nước dằn tàu không được chứa loài ngoại lai xâm hại hoặc loài có nguy cơ xâm hại thuộc danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
– Không chứa vũ khí, đạn dược và chất gây nổ.
– Trên tàu đã loại bỏ toàn bộ các hàng hóa.
5. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ cho các doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ cần có những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (Mẫu số 06).
– Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
– Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục Hàng hải Việt Nam.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xong, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ trong thời hạn 02 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.
Nếu như Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ thì phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
6. Mẫu Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP
NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
Số: …. /năm…/GPNKTB
Căn cứ Nghị định số ……./2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
Căn cứ Công văn số …….. ngày … tháng … năm …. của Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ của (Tên doanh nghiệp);
Theo đề nghị của ………
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ như sau:
1. Thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
a) Tên doanh nghiệp: …………..
b) Địa chỉ trụ sở chính: …………..
c) Địa chỉ kinh doanh: …………..
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày……..tháng……năm ……….
đ) Người đại diện theo pháp luật: …………….
2. Thông tin về cơ sở phá dỡ tàu biển
a) Tên cơ sở phá dỡ: ……………
b) Địa chỉ cơ sở phá dỡ: …………..
3. Thông tin về Giấy phép
a) Tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ:
Tên tàu: …………. Số IMO: ………
Loại tàu: ………… Trọng tải toàn phần (DWT): …………
b) Thời hạn hiệu lực: Từ ngày …….. đến ngày …………..
c) Nơi cấp: ………… Ngày cấp: ………/.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.