Hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong quá trình giao dịch trao đổi, được nhiều chủ thể quan tâm. Dưới đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v chuyển nhượng quyền sử dụng đất)
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … chúng tôi gồm:
Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông/Bà: …
Sinh năm: …
CMND/CCCD số: … do … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú tại: …
Số điện loại liên hệ: …
Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Ông/Bà: …
Sinh năm: …
CMND/CCCD số: … do … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú tại: …
Số điện loại liên hệ: …
Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
Bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng thửa đất số: …
Tờ bản đồ số: …
Tại địa chỉ: …
Lô số: …
Thông tin cụ thể như sau:
– Diện tích đất chuyển nhượng: … m2
(Bằng chữ: … mét vuông)
– Thửa đất: …
– Tờ bản đồ: …
– Địa chỉ thửa đất: …
– Mục đích sử dụng: … m2
– Thời hạn sử dụng: …
– Nguồn gốc sử dụng: …
Điều 2: Thời hạn đặt cọc và giá chuyển nhượng
2.1. Thời hạn đặt cọc: Từ … / … / … đến … / … / ….
2.2. Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng thửa đất nêu trên được hai bên thỏa thuận là: …
(Bằng chữ: … đồng chẵn).
Điều 3: Mức phạt cọc khi vi phạm
Theo quy định của
– Nếu Bên A từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mất số tiền đặt cọc.
– Nếu Bên B từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trả lại cho Bên A số tiền đặt cọc và chịu phạt cọc với số tiền tương ứng.
Điều 4: Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Cam đoan của các bên
Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau:
Thứ nhất, bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc;
– Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc nhà đất nhận chuyển nhượng nêu trên;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Thứ hai, bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về quyền sử dụng đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Quyền sử dụng đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng;
– Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này Bên B cam đoan thửa đất nêu trên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch, chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Bên B cam đoan kể từ ngày Hợp đồng này có hiệu lực sẽ không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Điều 6: Điều khoản thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ … / … / …
– Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản, có xác nhận của người làm chứng và chữ ký của hai bên.
– Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hợp đồng này gồm … tờ, … trang và được lập thành … bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản để thực hiện.
Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.
BÊN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô:
Nhìn chung thì đặt cọc là một thuật ngữ đã xuất hiện từ xa xưa ngay từ những ngày đầu hình thành giao dịch dân sự. Mặc dù không tồn tại sớm hơn trong các quy định của pháp luật tuy nhiên đặt cọc mới chính thức được pháp luật ghi nhận tại pháp luật hợp đồng dân sự và được công nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng đặt cọc thực tế đã tồn tại từ lâu trong các giao dịch trước đó. Từ thời xa xưa khi dùng tiền trong giao lưu dân sự thì người dân thường sau có tiền lại với nhau thành từng cọc. Họ đặt một khoản tiền với nhau để làm tin và có lẽ đây chính là tiền đề của chế định đặt cọc trong quan hệ dân sự sau này. Cho đến bây giờ thì đặt cọc là một giao dịch dân sự đặc biệt. Nếu như các bên cùng thiết lập biện pháp đặt cọc nhầm mục đích giao kết hợp đồng thì đặt cọc được hình thành trước khi hợp đồng chính xuất hiện. Và khi hợp đồng chính được thực hiện thì biện pháp đặt cọc tự mất đi hiệu lực của nó. Nếu các bên cùng thiết lập biện pháp đặt cọc nhằm mục đích thực hiện hợp đồng thì đặt cọc ra đời cùng với sự ra đời của hợp đồng chính thức giữa hai bên và chấm dứt khi hợp đồng được thực hiện xong. Vì thế giữa hợp đồng chính và hợp đồng đặt cọc có mối quan hệ khăng khít với nhau đồng thời có sự phụ thuộc vào nhau nên có trường hợp khi hợp đồng chính thức vô hiệu có thể kéo theo giao dịch đặt cọc vô hiệu và khi giao dịch đặt cọc vô hiệu cũng có thể kéo theo hợp đồng chính vô hiệu. Vì thế, hợp đồng đặt cọc cần phải được soạn thảo một cách chi tiết và chỉnh chu, nhìn chung thì một hợp đồng đặt cọc để thực hiện các giao dịch mua bán đất đai sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Đối tượng của hợp đồng như diện tích, số lô, số thửa…;
– Thông tin cơ bản của ccá bên tham gia hợp đồng như tên, địa chỉ thường trú, điện thoại liên hệ…;
– Giá cả và phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng đặt cọc;
– Quyền và nghãi vụ của các bên cũng như cam kết các bên, phương thức giải quyết tranh chấp;
– Phương thức giải quyết tranh chấp và các thảo thuận khác phù hợp với quy định pháp luật.
3. Hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô có cần công chứng, chứng thực không?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay quy định về hình thức của hợp đồng thì nếu thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định buộc phải công chứng, chứng thực thì cần phải thực hiện công chứng chứng thực sau đó hợp đồng mới có hiệu lực. Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành, thì việc công chứng chứng thực đặt ra với các hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc thế chấp hoặc góp vốn quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các văn bản thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự … Như vậy theo quy định hiện hành nêu trên thì hợp đồng đặt cọc mua bán đất phân lô không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên để đảm bảo nhất về quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng thì cần thiết phải tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc này nếu có nhu cầu để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý.
4. Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc mua đất phân lô:
Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc góp phần làm cho các chủ thể trong hợp đồng có ý thức nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối tượng của biện pháp bảo đảm thông thường là tài sản và là những giá trị vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của các bên. Khi đã mang tài sản của mình ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thì các chủ thể cũng tự ý thức hơn về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của họ.
Thứ hai, hợp đồng đặt cọc góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể được tham gia vào một hợp đồng dân sự nào đó. Bởi thông thường các bên trong một hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng trước sau đó mới tiếp tục thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp bảo đảm nào đó để đảm bảo dự phòng cho việc hợp đồng chính đó sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của các bên.
Thứ ba, hợp đồng đặt cọc giúp cho các giao dịch trở nên sôi động phong phú và góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường được coi là một trong những tác động tích cực đối với các giao dịch dân sự.
Thứ tư, hợp đồng đặt cọc là công cụ pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi phạm. Đối với đặt cọc, khi bên đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì sẽ bị mất tài sản đặt cọc. Do đó sự hiện diện của hợp đồng đặt cọc là nhằm mục đích khấu trừ cho phần nghĩa vụ bị vi phạm, đồng thời còn có tính chất xử phạt đối với các chủ thể vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013.