Sổ mục kê được biết đến như một giấy tờ pháp lý làm căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất. Vậy trong trường hợp muốn thay đổi tên trong sổ mục kê được thực hiện như thế nào? Chỉnh lý sổ mục kê được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê?
1.1. Sổ mục kê:
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định về sổ mục kê như sau:
Sổ mục kê đất đai được hiểu là loại giấy tờ được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. Sổ mục kê được lập theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của pháp luật.
– Hình thức lập sổ mục kê:
+ Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số;
+ Sổ mục kê lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Sổ mục kê được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ;
+ Sổ mục kê được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.
Sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, người có thẩm quyền tiến hành trích đo địa chính lập sổ mục kê đất đai.
Sổ mục kê là tài liệu ghi nhận các thông tin về thửa đất, trong đó có thông tin về tên của người sử dụng đất và người được giao quản lý đất. Sổ mục kê là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét ai là người có quyền sử dụng đất và người đó có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2. Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê:
Thủ tục thay đổi sổ mục kê được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, theo đó, thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê được thực hiện tương tự như cách ghi thông tin sổ mục kê đất đai thực hiện trên sổ mục kê dạng số. Cụ thể như sau:
– Tại mục “Cột Tờ bản đồ số”: Ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
– Tại mục “Cột Thửa đất số”: Ghi số thứ tự của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất từ số 1 đến hết theo từng tờ bản đồ địa chính, từng mảnh trích đo địa chính.
– Tại “Cột Tên người sử dụng, quản lý đất”: Ghi tên của người sử dụng đất là “Ông/ Bà”, đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi họ tên của người đó; đối với người sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi “ hộ ông/hộ bà”, đối với người sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi họ và tên của chủ hộ; ghi tên tổ chức theo giấy tờ về việc thành lập, công nhận hoặc đăng ký kinh doanh, đầu tư; ghi tên thường gọi đối với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
Trường hợp đặc biệt: nếu phần đất có nhiều người cùng sử dụng chung (ngoại trừ trường hợp hợp vợ chồng có chung quyền sử dụng đất có nhà chung cư) thì tại cột “Tên người sử dụng, quản lý đất” ghi lần lượt tên của từng người sử dụng chung vào các dòng dưới kế tiếp.
– Tại “Cột Đối tượng sử dụng, quản lý đất”: Ghi loại đối tượng sử dụng đất loại đối tượng quản lý đất bằng mã (ký hiệu) theo quy định của pháp luật;
– Tại “Cột 5 và Cột 7 (“Cột Diện tích”): Ghi diện tích của thửa đất (trong đó phần diện tích đất được ghi theo đơn vị mét vuông làm tròn đến 01 chữ số thập phân;
Trong trường hợp đặc biệt: nếu thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý. Nếu đất ở và đất nông nghiệp (đất ao, vườn) cùng nằm trong một thửa đất: ghi diện tích đất vào dòng dưới kế tiếp theo từng loại đất và ghi loại đất tương ứng vào cột loại đất;
– Tại “Cột 5”: ghi diện tích thửa đất được đo vẽ theo hiện trạng sử dụng đất;
– Tại “Cột 7”: ghi diện tích thửa đất ghi trên Giấy tờ về quyền sử dụng đất;
– Tại cột “Loại đất”:
+ “Cột 6”: Ghi loại đất theo hiện trạng sử dụng bằng mã quy định điểm 13 mục III Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư quy định về bản đồ địa chính vào cột 6;
+ Cột 8: ghi loại đất theo Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bằng mã theo quy định tại Thông tư quy định về hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp thửa đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: ghi lần lượt từng mục đích, mỗi mục đích ghi một dòng tương ứng;
Tại cột “Ghi chú”: Ghi chú thích trong các trường hợp sau:
+ Ghi là “Đồng sử dụng đất” trong trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng;
+ Ghi tên của loại bản đồ, sơ đồ sử dụng;
+ Ghi tên của loại bản đồ, sơ đồ sử dụng: trong trường hợp thửa đất sử dụng tài liệu đo đạc không phải là bản đồ địa chính;
+ Ghi chú nội dung biến động theo quy định chỉnh lý sổ mục kê: trong trường hợp thửa đất có biến động.
2. Chỉnh lý sổ mục kê:
Cách chỉnh lý sổ mục kê được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 15 Ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể được thực hiện như sau:
– Xóa nội dung thay đổi và ghi lại nội dung mới (sau khi thay đổi) vào cột tương ứng theo quy định tại Mục 1 của hướng dẫn tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT trong trường hợp sau:
+ Thửa đất có thay đổi tên người sử dụng, quản lý;
+ Thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý;
+ Thay đổi loại đất mà không tạo thành thửa đất mới (mang số thửa mới);
+ Tại cột Ghi chú ghi chú thích nội dung có thay đổi.
– Gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ: đối với trường hợp tách thửa theo quy định của pháp luật.
+ Ghi “Tách thành các thửa số…”: tại cột Ghi chú đối với trường hợp tách thửa theo quy định của pháp luật.
Đối với các thửa mới tách được ghi tiếp theo vào các dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó.
– Đối với trường hợp chỉnh lý hợp thửa:
+ Gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi các thửa đất cũ;
+ Ghi “Hợp thửa”: đối với trường hợp hợp thửa;
+ Ghi “Hợp thành thửa đất số…”: tại cột Ghi chú.
– Đối với thửa đất mới hợp thành được ghi vào dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó;
– Đối với trường hợp thửa đất có biến động phải thực hiện việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai để cập nhật thông tin thửa đất theo quy định của pháp luật.
3. Giá trị pháp lý của sổ mục kê:
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của sổ mục kê, tuy nhiên, tại một số điều luật có ý nghĩa trong việc phản ánh giá trị của sổ mục kê như sau:
Điều kiện để các hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi có một các loại giấy tờ sau:
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 /10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
– Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1 Điều 18
Như vậy, có thể thấy sổ mục kê được lập trước ngày 18/12/1980 có giá trị làm căn cứ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và sổ mục kê cũng là cơ sở để nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai;
– Luật Đất đai 2013.