Hiện nay, nhà chung cư được xây dựng ngày càng nhiều tại các thành phố lớn, việc xây dựng cần đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo sự phát triển của tòa nhà chung cư nói riêng và khu đô thị nói chung.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư mới nhất:
- 1.1 1.1. Yêu cầu chung:
- 1.2 1.2. Yêu cầu về quy hoạch – kiến trúc:
- 1.3 1.3. Yêu cầu về kết cấu:
- 1.4 1.4. Yêu cầu về thang máy:
- 1.5 1.5. Yêu cầu về hệ thỗng cấp nước và thoát nước:
- 1.6 1.6. Yêu cầu về hệ thỗng thông gió, điều hòa không khí:
- 1.7 1.7. Yêu cầu về hệ thỗng thu gom rác:
- 1.8 1.8. Yêu cầu về hệ thỗng điện, chỗng sét, chiếu sáng, chỗng ồn và hệ thỗng thông tin truyền thông:
- 1.9 1.9. Yêu cầu về an toàn cháy:
- 2 2. Nhà chung cư là gì?
- 3 3. Những tiện ích nhà chung cư mang lại:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư mới nhất:
Được quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BXD ban hành QCVN 04:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, theo đó quy chuẩn bao gồm các yêu cầu sau:
1.1. Yêu cầu chung:
– Đảm bảo yêu cầu về an toàn chịu lực ổn định và tuổi thọ của các thiết kế của nhà chung cư. Đảm bảo khu đất xây dựng nhà chung cư không nằm trên những vừng có nguy cơ địa chất nguy hiểm (sạt đất, lở đất, trượt đất…), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng;
– Đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo quy định; việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành;
– Các thiết kế nhà chung cư, chung cư hỗn hợp phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định;
– Đảm bảo các thiết kế, xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả theo quy định;
– Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe theo quy định và yêu cầu phòng chỗng mối theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng;
– Việc bảo trì nhà chung cư phải được tiến hành theo đúng quy trình;
– Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào độc lập. Các phần chức năng khác như văn phòng, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, căn hộ lưu trú,…trong nhà chung cư hỗn hợp phải được bố trí khu vực riêng, theo dự án được phê duyệt và quản lý vận hành theo quy định;
– Không gian công cộng, không gian sử dụng chung trong Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có các thiết bị giám sát an ninh hoặc các giải pháp khác nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với người và công trình.
1.2. Yêu cầu về quy hoạch – kiến trúc:
– Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích sử dụng và sử dụng đất tiết kiệm đối với mỗi nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp;
– Các thiết kế, xây dựng nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Dân số cho nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán thỗng nhất trong toàn bộ các bước lập hồ sơ thiết kế theo quy định, phải xác định phù hợp với chỉ tiêu dân số đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho dự án đầu tư xây dựng;
– Căn hộ phải có tối thiểu một phòng ở và một khu vệ sinh và diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư là 25m2. Đối với dự án nhà ở thương mại, phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án;
– Phòng ngủ phải được thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Diện tích sử dụng của phòng ngủ trong căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 9m2;
– Đối với căn hộ lưu trú, diện tích của căn hộ không nhỏ hơn 25m2 và phải đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng về căn hộ lưu trú. Diện tích sử dụng của văn phòng kết hợp lưu trú không nhỏ hơn 25 m2, trong đó diện tích của khu vực làm việc tối thiểu 9m2. Không bố trí bếp trong văn phòng kết hợp lưu trú; ngoài ra cần đáp ứng các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng về thiết kế văn phòng kết hợp lưu trú;
– Về không gian sinh hoạt cộng đồng cần đáp ứng diện tích sử dụng bình quân tối thiểu đạt 0,8 m2/căn hộ đối với nhà chung cư, phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp; và đối với cụm nhà chung cư, cho phép kết hợp tại một vị trí hoặc khu vực riêng biệt với tổng diện tích cho sinh hoạt cộng đồng được giảm tối đa 30%, bán kính từ sảnh các tòa nhà tới nơi sinh hoạt cộng đồng không quá 300 m đảm bảo nhu cầu tiện lợi cho cư dân;
– Phần chức năng khác của nhà chung cư như: văn phòng, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú và các dịch vụ khác trong nhà chung cư hỗn hợp phải được thiết kế tuân thủ quy định hiện hành và các tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng;
– Căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp, nhà chung cư phải có chỗ phơi quần áo đảm bảo mỹ quan của tòa nhà và đô thị;
– Quy chuẩn kỹ thuật bên trong nhà chung cư phải đảm bảo chiều cao thông thủy đối với phòng ở, không được nhỏ hơn 2,6m; Đối với phòng bếp và phòng vệ sinh không được nhỏ hơn 2,3m; Đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 2,0m; Đối với không gian bên trong của mái dốc được sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt, chiều cao thông thủy của 1/2 diện tích phòng không được nhỏ hơn 2,1m;
– Cửa sổ của nhà chung cư, chỉ được làm cửa trượt hoặc cửa lật có cữ an toàn khi mở. Vị trí của các bộ phận điều khiển đóng mở cửa phải tuân thủ các quy định. Đối với căn hộ không có ban công hoặc lô gia, phải bố trí tối thiểu một cửa sổ ở tường mặt ngoài nhà có kích thước lỗ cửa thông thủy không nhỏ hơn (600×600) mm phục vụ cứu nạn, cứu hộ;
– Rào, lan can, ban công và lô gia ngoài việc đảm bảo các yêu cầu an toàn theo quy định, chiều cao thông thủy tính từ sàn đến mặt dưới lỗ cửa/bậu cửa sổ trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp không được nhỏ hơn 1,4 m. Các vị trí khác tuân thủ theo quy định pháp luật;
– Cầu thang bộ trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được thiết kế và bố trí đáp ứng các yêu cầu sử dụng, thoát người an toàn tuân thủ theo quy định;
– Đường dốc trong gara ô tô, đường dốc cho người đi bộ nhà chung cư và nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật;
– Đường thoát nạn, lối thoát nạn và lối ra khẩn cấp trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ quy định;
– Đường cho xe chữa cháy và mặt bằng – không gian của nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải phù hợp theo quy định;
– Chỗ để xe cần phải tuân thủ các yêu cầu về thiết kế bố trí cho từng khu vực để ô tô riêng với xe máy, xe đạp; và yêu cầu về diện tích phải đảm bảo theo quy định, dựa trên phần trăm diện tích căn hộ chung cư. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có chỗ để xe của người khuyết tật, việc thiết kế xây dựng cần tuân thủ theo quy chuẩn. Ngoài ra, phải bố trí không gian cho các nhân viên quản lý nhà, trông giữ xe, bảo vệ, dịch vụ kỹ thuật đảm bảo 5 m2/người.
1.3. Yêu cầu về kết cấu:
– Kết cấu của nhà chung cư, chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và sử dụng, phải đảm bảo an toàn chịu lực theo quy chuẩn; khả năng sử dụng bình thường theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình; các kết cấu, vật liệu phải đảm bảo khả năng chịu lửa theo quy chuẩn.
– Tuổi thọ thiết kế, kết cấu đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).
– Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.
– Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thỗng kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm phải đảm bảo an toàn và chịu lực ổn định, độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định; đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công.
– Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.
1.4. Yêu cầu về thang máy:
– Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Ngoài ra phải có tối thiểu 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu.
– Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt) hoặc trường hợp tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 70 căn hộ. Tải trọng nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 450 kg. Trong trường hợp có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 630 kg.
– Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50m hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định.
– Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn; Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chỗng kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thỗng điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được hoạt động khi tất cả các cửa thang đều đóng.
– Về tải trọng nâng, tốc độ của thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
– Thang máy phải đảm bảo an toàn theo quy chuẩn và được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng sau khi lắp đặt; sau khi tiến hành sửa chữa lớn; sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
– Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, ra vào thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ. Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách và chỗng ồn theo quy chuẩn.
– Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy. Thang máy phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy chuẩn quy định.
1.5. Yêu cầu về hệ thỗng cấp nước và thoát nước:
– Hệ thỗng cấp nước, thoát nước sinh hoạt đảm bảo các yêu cầu về nhu cầu cấp, thoát nước theo quy chuẩn và các yêu cầu về kỹ thuật quy định trong “Quy chuẩn Hệ thỗng cấp thoát nước cho nhà và công trình” và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
– Hệ thỗng cấp nước phải đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ y tế và đáp ứng nhu cầu sử dụng theo các tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.
– Hệ thỗng cấp nước chữa cháy trong nhà và hệ thỗng cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy chữa cháy..
– Hệ thỗng thoát nước cần phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng. Hệ thỗng thoát nước mưa trên mái phải đảm bảo thoát nước với mọi thời tiết trong năm. Các ống đứng thoát nước mưa không được phép rò rỉ và cần được nối vào hệ thỗng thoát nước của nhà sau đó phải được đấu nối vào hệ thỗng thoát nước chung của khu vực.
– Toàn bộ hệ thỗng thoát nước thải của nhà phải được nối với hệ thỗng thoát nước thải của toàn khu vực để xử lý tập trung hoặc phải được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn trước khi thoát ra hệ thỗng thoát nước chung của khu vực.
– Bể xử lý nước thải của tòa nhà phải được đặt ở vị trí thuận lợi, có đủ điều kiện xử lý hút thải, đảm bảo an toàn chịu lực, không bị nứt thấm, rò rỉ và không ảnh hưởng đến môi trường khi vận hành.
1.6. Yêu cầu về hệ thỗng thông gió, điều hòa không khí:
– Không gian trong và ngoài căn hộ trong nhà chung cư phải có hệ thỗng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Phải bố trí thông gió cục bộ cho các khu vực bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.
– Lưu lượng không khí tươi cấp cho mỗi căn hộ không nhỏ hơn 30 m3/h/người hoặc không nhỏ hơn tổng lượng không khí thải từ phòng bếp, phòng tắm và phòng vệ sinh của căn hộ. Phòng bếp phải có hệ thỗng thông gió thải khí ra ngoài nhà và lưu thông không khí.
– Đối với lối đi thoát nạn, sảnh giữa nhà phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 4 lần/h theo thể tích của sảnh. Nếu lối đi thoát nạn, sảnh giữa nhà không được thông gió tự nhiên (bịt kín, không có cửa sổ) phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 4 lần/h theo thể tích của sảnh khi không bố trí điều hòa hoặc không nhỏ hơn 1 m3/h.m2 khi có bố trí điều hòa.
– Đối với gara để xe phải đảm bảo hệ số trao đổi không khí không nhỏ hơn 6 lần/h đối với chế độ thông gió thông thường và 9 lần/h đối với chế độ thông gió hút khói.
– Khi sử dụng hệ thỗng thông gió cưỡng bức, điều hòa không khí cần đảm bảo: thông số khí hậu bên ngoài nhà phục vụ cho thiết kế hệ thỗng thông gió, điều hòa không khí tuân thủ theo quy chuẩn và tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng; Chỉ được sử dụng chất làm lạnh đảm bảo an toàn môi trường theo quy định hiện hành; Khí thải ra ngoài không được gây khó chịu hay nguy hại cho người và tài sản xung quanh; khi hoạt động không gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép; các phòng có chất độc hại phải có hệ thỗng hút, xử lý và cấp không khí độc lập; không khí tươi phải cấp trực tiếp vào trong phòng với lưu lượng không ít hơn 90 % lưu lượng khí thải ra.
– Hệ thỗng hố thoát trong khu vệ sinh của nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo không rò rỉ khí, mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của người sinh hoạt và lưu trú trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp.
– Các hệ thỗng thông gió thoát khói, hút khói và bảo vệ chỗng khói cho các lối thoát nạn, giới hạn chịu lửa của các đường ống gió và kênh – giếng dẫn gió phải phù hợp với các yêu cầu quy chuẩn của Bộ xây dựng ban hành.
1.7. Yêu cầu về hệ thỗng thu gom rác:
– Hệ thỗng thu gom rác của nhà chung cư và nhà chung cư hỗn hợp phải phù hợp theo quy định về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường. Hệ thỗng thu gom rác bên trong nhà chung cư và nhà chung cư hỗn hợp được phép bố trí theo đường ống đổ rác hoặc phòng thu gom rác đặt tại từng tầng. Hệ thỗng này phải đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải phát sinh trong nhà với thời gian lưu giữ không quá 1 ngày.
– Hệ thỗng thu gom rác bên trong nhà chung cư và nhà chung cư hỗn hợp được phép bố trí theo đường ống đổ rác hoặc phòng thu gom rác đặt tại từng tầng. Hệ thỗng này phải đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải phát sinh trong nhà với thời gian lưu giữ không quá 1 ngày.
– Hệ thỗng đường ống thu gom rác thải trong nhà theo đường ống phải đảm bảo:
+ Cửa ống thu rác phải được bố trí tại buồng thu rác đặt ở từng tầng. Buồng thu rác phải là một không gian khép kín, được thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, không gây lây lan mùi ra các khu vực xung quanh;
+ Lối vào buồng thu rác ở mỗi tầng phải đi qua khoang đệm chỗng cháy. Buồng thu rác và khoang đệm chỗng cháy phải được bố trí hệ thỗng báo cháy tự động hoặc chữa cháy tự động;
+ Tổ hợp đường ống, cửa của đường ống thu rác, tấm chắn, van, cửa buồng thu rác phải được chế tạo từ vật liệu chỗng ăn mòn, không cháy theo quy chuẩn. Tổ hợp này phải được cách âm khi bố trí sát phòng ngủ;
+ Cửa của đường ống thu rác phải là cửa chỗng cháy loại 1, kín khít, ngăn được mùi và có cơ cấu chắn khói tự động;
+ Phần đỉnh của đường ống thu rác phải có đường ống thoát hơi nhô lên khỏi mái nhà không ít hơn 0,7 m, diện tích mặt cắt không nhỏ hơn 0,05 m2 đồng thời phải có mái che mưa và lưới chắn để ngăn không cho các loài côn trùng, gặm nhấm xâm nhập;
+ Buồng chứa rác phải được bố trí ngay dưới đường ống thu rác tại tầng đầu tiên trên mặt đất hoặc tầng nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất (nếu không có tầng nửa hầm); buồng chứa rác phải có chiều cao thông thủy không dưới 2,5 m và có cửa mở ra ngoài; buồng chứa rác phải có cửa cách ly với lối vào nhà bằng tường đặc và được ngăn với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 60); phải có hệ thỗng thông gió; có hệ thỗng báo cháy tự động, chữa cháy tự động;
+ Buồng chứa rác phải có hố thu và đường ống dẫn nước bẩn vào hệ thỗng thoát nước thải chung của nhà, cũng như có lối vào riêng phục vụ việc chuyên chở rác.
– Hệ thỗng thu gom rác thải trong nhà trên từng tầng phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Thùng thu gom rác thải phải được đặt tại mỗi tầng trong một phòng riêng, không gây cản trở việc thoát nạn, cứu hộ;
+ Trong mỗi phòng thu gom rác thải phải bố trí đồng thời thùng thu gom rác thải hữu cơ dễ phân hủy và thùng thu gom rác thải khó phân hủy;
+ Phòng chứa thùng thu gom rác thải phải được ngăn với khu vực khác bằng các bộ phận ngăn cháy, có hệ thỗng thông gió, có hệ thỗng báo cháy tự động, chữa cháy tự động;
+ Các thùng thu gom rác thải phải kín, không phát tán mùi, không rò rỉ, không gây rơi vãi rác khi vận chuyển. Việc vận chuyển các thùng thu gom rác ra khỏi mỗi tầng phải được thực hiện trong ngày;
+ Các loại rác gây nguy cơ cháy nổ, phát tán dịch bệnh không được đổ vào thùng thu gom rác.
1.8. Yêu cầu về hệ thỗng điện, chỗng sét, chiếu sáng, chỗng ồn và hệ thỗng thông tin truyền thông:
– Đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thỗng trang thiết bị điện, chỗng sét và hệ thỗng thông tin truyền thông theo quy chuẩn đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
– Máy biến áp bố trí trong nhà phải thỏa mãn các yêu cầu: tuân thủ các quy định về trang thiết bị điện; Không được bố trí buồng máy ở ngay bên dưới, ngay bên trên hoặc liền kề các phòng tập trung trên 50 người. Buồng máy phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và bằng sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90; Buồng máy biến áp phải bố trí hệ thỗng báo cháy và chữa cháy tự động.
– Phòng kỹ thuật điện phải được bố trí ở vị trí khô ráo, có khóa, có cửa mở ra phía ngoài, đảm bảo dễ kiểm tra, đóng cắt điện. Các ống khí đốt; ống dẫn chất cháy; ống kỹ thuật nước; các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm, vòi, của các đường ống, hộp kỹ thuật không được phép bố trí đi qua phòng kỹ thuật điện.
– Nhà có chiều cao PCCC từ 28 m trở lên phải được trang bị máy phát điện dự phòng với công suất tối thiểu đảm bảo hoạt động của mạng điện ưu tiên gồm: điện cho bơm nước sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, hệ thỗng báo cháy tự động, hệ thỗng bảo vệ chỗng khói, thang máy chữa cháy, chiếu sáng công cộng, thiết bị báo cháy, camera quan sát,
– Được phép bố trí phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu ở tầng một, tầng nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất khi đảm bảo các quy định:
+ Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu không được bố trí ngay bên dưới hoặc bên cạnh các phòng ở và phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90.
+ Gian dự trữ nhiên liệu cho 3 h làm việc được phép bố trí cạnh gian máy phát điện và phải được ngăn cách với gian máy phát bằng tường ngăn cháy loại 1 và cửa ngăn cháy tự đóng loại 1 theo quy chuẩn. Bồn dự trữ nhiên liệu cho hoạt động lớn hơn 3 h của máy phát điện phải đặt bên ngoài nhà.
+ Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu phải có thiết bị thu và chứa dầu tràn do sự cố; phải có hệ thỗng báo cháy, chữa cháy tự động; phải có hệ thỗng thoát khói riêng biệt và vị trí đặt miệng thải khói không được gây nguy hiểm cho người ở các tầng phía trên.
+ Nhà chung cư, phần căn hộ trong nhà chung cư hỗn hợp cần được thiết kế chiếu sáng, chỗng ồn phù hợp với các quy định trong quy chuẩn và các tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.
1.9. Yêu cầu về an toàn cháy:
Theo Thông tư số 03/2021/TT-BXD Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các quy định về an toàn cháy theo quy chuẩn được Bộ xây dựng ban hành.
2. Nhà chung cư là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3
Nhà chung cư sử dụng với mục đích hỗn hợp có thể dùng với mục đích ở và các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại v.v….
Nhà chung cư là một loại hình nhà ở, nhà hỗn hợp được xây dựng trong các khu đô thị đông đúc, nơi có mật độ dân cư cao. Nhà chung cư bao gồm nhiều căn hộ độc lập, các căn hộ được chia sẻ các tiện ích chung như thang máy, hành lang, bãi đậu xe, hồ bơi, phòng gym, khu vui chơi, sân tennis, các khu vực công cộng khác và dịch vụ chung như quản lý tòa nhà, bảo vệ, vệ sinh và bảo trì các khu vực chung. Ngoài ra, nhà chung cư cũng thường cung cấp an ninh tốt và tiện ích phục vụ cộng đồng, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều người khi sống trong đô thị.
3. Những tiện ích nhà chung cư mang lại:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng đồng bộ: các chung cư được đồng bộ hóa với cơ sở hạ tầng hoàn thiện như: nhà hàng, siêu thị, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,…Những tiện ích này cung cấp cho các gia đình cuộc sống tuyệt vời, tiện ích hiện đại và sang trọng.
Thứ hai, dịch vụ an ninh tốt: yếu tố về an ninh luôn được đảm bảo cho người dân dù là chung cư lớn hay nhỏ. Các tòa nhà chung cư thường có hệ thỗng an ninh 24/7, bao gồm bảo vệ và camera giám sát. Điều này tạo cảm giác an toàn và bảo vệ cho cư dân.
Thứ ba, giao thông thuận tiện: Nhà chung cư thường được xây dựng tại các vị trí thuận lợi gần trung tâm đô thị hoặc giao thông công cộng, điều này giúp cư dân tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển đến nơi làm việc, trường học, bệnh viện và các tiện ích khác.
Thứ tư, không gian thoáng đãng, thiết kế xanh: các thiết kế, bố trí về mĩ quan cây cảnh bên ngoài các tòa nhà chung cư luôn được chú trọng với đội ngũ nhân viên vệ sinh, chăm sóc, cắt tỉa cây cối,… tạo không gian sống xanh.
Thứ năm, tiện ích nội khu: Nhà chung cư thường có các tiện ích như hồ bơi, phòng gym, phòng sauna, khu vui chơi trẻ em, sân chơi thể thao, sân BBQ và khu vườn. Những tiện ích này giúp cư dân có thể tận hưởng cuộc sống thư giãn và giải trí mà không phải đi xa.
Thứ sáu, về hoạt động quản lý và bảo trì: Các tòa nhà chung cư thường có dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp, đảm bảo việc bảo trì, vệ sinh và sửa chữa các khu vực chung như hành lang, thang máy và khu vực tiện ích. Điều này giúp giảm bớt công việc và trách nhiệm cá nhân của cư dân.
Thứ bảy, tiện ích ngoại khu: có nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại nằm trong tòa nhà hoặc gần đó. Điều này tiện lợi cho cư dân khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong khu vực cư trú của mình.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2014;
– Thông tư số 03/2021/TT-BXD ban hành QCVN 04:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư;
– QCVN-06-2021-BXD quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà ở và công trình;
– QCVN-10-2014-BXD quy chuẩn về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
– QCVN-09-2017-BXD quy chuẩn về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả;
– QCXDVN-05-2008-BXD quy chuẩn về nhà ở công trình công cộng, an toàn sinh mạng sức khỏe;
– QCVN-13-2018-BXD quy chuẩn về Gara ô tô;
– TCVN6396-72-2010 tiêu chuẩn an toàn cấu tạo lắp đặt thang máy;
– QCVN-26-2010-BTNMT quy chuẩn về tiếng ồn;
– QCVN-01-1-2018-BYT quy chuẩn về chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt.