Hiện nay, việc một người đi mua đồ tiêu dùng hoặc đồ công nghệ dưới hình thức trả góp diễn ra khá nhiều. Vậy khi mua xe, mua điện thoại trả góp không trả tiền có sao không?
Mục lục bài viết
1. Mua xe, mua điện thoại trả góp không trả tiền có sao không?
Đa phần hiện nay khi một cá nhân, tổ chức mua xe, điện thoại trả góp thì sẽ thực hiện dưới hình thức vay trả góp của công ty tài chính, thế nên bài viết này sẽ phân tích theo khía cạnh mua xe, mua điện thoại trả góp theo hình thức vay trả góp của công ty tài chính.
Khi người mua xe, mua điện thoại trả góp không trả tiền cho tổ chức tài chính nơi mà mình đã ký hợp đồng vay trả góp thì có nghĩa là họ đã vi phạm nghĩa vụ của mình, khi đó người mua xe, mua điện thoại trả góp có thể sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
1.1. Trả những khoản tiền lãi:
Trả những khoản tiền lãi mà pháp luật quy định cũng như những điều khoản quy định trong hợp đồng vay, bao gồm lãi trên nợ gốc, lãi suất chậm trả, Lãi trên nợ gốc quá hạn, cụ thể:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn mua xe, mua điện thoại trả góp chưa trả; trường hợp mua xe, mua điện thoại trả góp chậm trả thì còn phải trả lãi suất chậm trả nhưng không quá 10%/năm trên số dư lãi chậm trả tương ứng thời gian chậm trả;
– Lãi trên nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả với mức lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn ngay tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Lưu ý rằng:
– Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
– Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng.
1.2. Bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:
Nếu trong hợp đồng vay trả góp mà bên mua xe, mua điện thoại trả góp ký kết với bên tổ chức tài chính cho vay có điều khoản về việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì người mua xe, mua điện thoại trả góp nếu quá hạn thanh toán trả góp thì sẽ bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, hai bên cũng có thể thỏa thuận người mua xe, mua điện thoại trả góp chỉ bị phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc có thể không bị phạt cũng không phải bồi thường thiệt hại.
1.3. Bị cho vào nhóm nợ xấu và tương lai sẽ khó vay vốn:
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 tương ứng với khoảng thời gian nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày; từ 181 – 360 ngày và trên 360 ngày.
Khi người mua xe, mua điện thoại trả góp bị quá hạn trả nợ, công ty tài chính sẽ phân loại nợ xấu và gửi kết quả phân loại nhóm nợ của người mua xe, mua điện thoại trả góp cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Khi người mua xe, mua điện thoại trả góp có lịch sử nợ xấu thì nếu sau này muốn vay tiền ở ngân hàng hoặc ở các công ty tài chính khác sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
1.4. Bị công ty tài chính – tổ chức cho người mua xe, mua điện thoại trả góp nhắc nợ:
Thông thường, nếu như người mua xe, mua điện thoại trả góp chậm trả hoặc không trả thì bên cạnh việc người mua xe, mua điện thoại trả góp phải trả lãi, bị phạt hoặc bồi thường thiệt hại thì nhiều trường hợp người mua xe, mua điện thoại trả góp sẽ bị công ty tài chính nơi người mua xe, mua điện thoại trả góp ký kết hợp đồng vay gọi điện, gửi tin nhắn, gửi email nhắc nợ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định các công ty tài chính không được thực hiện hành vi đe dọa khách hàng và những tổ chức tài chính chỉ được nhắc nợ người mua xe, mua điện thoại trả góp chậm trả hoặc không trả tối đa 05 lần/ngày trong khoảng thời gian từ 07 – 21 giờ.
1.5. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật:
Theo điểm c khoản 1 Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định nếu người vay (người mua xe, mua điện thoại trả góp) đến hạn trả góp cho công ty tài chính, hoàn toàn có đủ điều kiện nhưng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Hoặc có thể người vay trả góp có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, nếu như một người vay trả góp nhưng dùng các thủ đoạn gian dối hoặc thực hiện hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền từ 04 – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, đến thời hạn trả nợ, dù hoàn toàn có đủ điều kiện nhưng cố tình không trả thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Nếu như có các tình tiết tăng nặng hơn thì mức phạt tù cao nhất của người vay sẽ là phạt tù đến 20 năm.
2. Nghĩa vụ của người mua xe, mua điện thoại trả góp:
Tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư
Cũng theo khoản 1 Điều 6 thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định thì những công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại các nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nhằm để giới thiệu sản phẩm cho vay, thu thập thông tin và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Điều này có nghĩa là, việc mua xe, mua điện thoại trả góp trả góp tại một cửa hàng, đại lý là việc một người mua ký kết hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó.
Khi mua xe, mua điện thoại trả góp, người mua sẽ ký hợp đồng mua hàng với công ty tài chính và một trong những nội dung hợp đồng vay đó là phải quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (bao gồm nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi khách hàng thanh toán xong. Thông thường những hợp đồng cho vay mua hàng trả góp sẽ quy định số tiền trả theo từng tháng, có thể là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng….
Khi người mua xe, điện thoại trả góp dưới hình thức vay trả góp của công ty tài chính phải có những nghĩa vụ sau:
– Người mua xe, điện thoại trả góp phải trả đủ tiền khi đến hạn theo hợp đồng hai bên đã ký kết với nhau;
– Người mua xe, điện thoại trả góp trả tiền theo đúng địa điểm, hình thức hai bên đã thỏa thuận thống nhất với nhau trong hợp đồng vay;
– Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN khi đến hạn bên mua xe, điện thoại trả góp không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên mua xe, điện thoại trả góp phải trả những phần lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn người mua xe, mua điện thoại trả góp chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi suất chậm trả;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn tương ứng thời gian chậm trả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
– Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
– Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.