Di chúc để lại nhà đất cho con là văn bản thể hiện ý nguyện của bố mẹ trao lại tài sản cho con cái trước khi mất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà sau đó họ muốn thay đổi nội dung di chúc. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì mặc dù đã lập di chúc để lại nhà đất cho con rồi thì vẫn có thể thay đổi nội dung di chúc được. Bài viết dưới này sẽ làm rõ hơn cho quý bạn đọc về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Đã di chúc để lại nhà đất cho con rồi có thay đổi được không?
1.1. Đã di chúc để lại nhà đất cho con rồi có thay đổi được không?
Trên thực tế có rất nhiều bố mẹ không thực hiện tặng cho luôn tài sản của mình cho con mà thường lập di chúc. Mà theo quy định của pháp luật thì di chúc sẽ chỉ có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế, tức là khi cha mẹ chết con mới được sở hữu, quản lý, định đoạt phần tài sản cha mẹ để lại. Tuy nhiên, không ít trường hợp mặc dù đã lập di chúc nhưng sau đó người lập di chúc lại muốn bổ sung thêm tài sản để lại cho con, muốn bổ sung thêm người hưởng di chúc, truất quyền hưởng di chúc của một trong số những người con…Vậy trường hợp đã lập di chúc để lại nhà đất cho con rồi thì có thay đổi được không.
Liên quan đến vấn đề này ta căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định này thì ta xác định được như sau: Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Như vậy, với quy định tren thì có thể thấy rằng sau khi lập di chúc, cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi di chúc khác hoặc sửa đổi di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Hay nói cách khác thì mặc dù đã lập di chúc để lại nhà đất cho con rồi thì vẫn có thể thay đổi nội dung di chúc được. Chính vì vậy, những người con khi đã được bố mẹ lập di chúc để lại tài sản cũng không nên đắc trí và lật mặt sau khi được cha mẹ lập di chúc để tài sản cho mình. Bởi cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi nội dung di chúc vì ngay thời điểm khi cha mẹ còn sống thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực, thậm chí cha mẹ có thể lập nhiều di chúc và bản di chúc cuối cùng sẽ là bản di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
1.2. Cách thay đổi nội dung di chúc:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi cha mẹ thay đổi nội dung di chúc thì hoàn toàn, cha mẹ có thể chọn lập mới hoặc sửa đổi di chúc cũ. Theo đó, nếu cha mẹ thực hiện lập di chúc mới thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực và sẽ bị huỷ bỏ. Còn nếu cha mẹ chỉ muốn sửa đổi di chúc thì có thể thực hiện một trong hai thủ tục: Trường hợp nếu di chúc trước đó đã thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng thì cha mẹ phải thực hiện thủ tục công chứng việc sửa đổi di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng nơi trước đấy đã công chứng. Còn đối với trường hợp di chúc trước đó không công chứng thì cha mẹ phải ký tên vào bên cạnh chỗ sửa chữa nội dung.
Theo quy định của pháp luật thì đối với trường hợp lập di chúc có công chứng thì dù công chứng di chúc mới hay công chứng sửa đổi di chúc cũ thì đều phải thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng theo thủ tục dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người muốn thay đổi nội dung di chúc cần phải chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Dự thảo di chúc hoặc bản di chúc đã lập trước đó;
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến tổ chức hành nghề công chứng
Trường hợp nếu bạn lập lại di chúc mới thì Văn phòng hoặc Phòng công chứng ở bất cứ đầu có thể công chứng việc lập di chúc mới. Còn đối với trường hợp sửa đổi di chúc thì thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng di chúc trước đó.
Khi tiếp nhận hồ sơ giấy tờ của người muốn sửa đổi di chúc thì công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giải quyết yêu cầu của bạn và thời gian giải quyết sẽ ngay trong ngày. Tuỳ vào mức độ phức tạp của nội dung công chứng thời hạn công chứng sẽ dao động từ 02 – 10 ngày làm việc Phí, lệ phí phải nộp
Phí công chứng di chúc là 50.000 đồng và phí sửa đổi, bổ sung di chúc là 40.000 đồng.
Như vậy, việc thay đổi nội dung di chúc là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đối với những di chúc trước đấy mà đã thực hiện việc công chứng di chúc thì có thể thấy rằng khi thay đổi nội dung di chúc người lập di chúc lại phải đến văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục thay đổi, mặc dù thủ tục này cũng không phức tạp, tuy nhiên lại gây mất thời gian và công sức cũng như tiền bạc của người lập di chúc. Chính vì vậy, để tránh nhứng trường hợp phải thay đổi nội dung di chúc sau khi đã lập thì người lập di chúc nên cân nhắc thật kỹ về việc để lại tài sản cho ai,… Còn đối với trường hợp phát sinh sự tranh chấp không muốn để lại tài sản cho người đó nữa hoặc thêm tài sản cho con thì người lập di chúc có thể tham khảo trình tự thủ tục thay đổi nội dung di chúc như đã nêu ở trên.
2. Con có được hưởng di sản thừa kế nếu bố mẹ không để trong di chúc?
Căn cứ theo quy định tại điều 626 Bộ luật dân sư năm 2015 ta xác định được người lập di chúc có các quyền sau đây:
Một là, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Hai là, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
Ba là, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
Bốn là, người lập di chúc có quyền Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
Năm là, người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng cha mẹ là người lập di chúc sẽ có quyền được chỉ định người thừa kế. Tức là họ có quyền để lại di sản thừa kế cho bất kì người nào, có thể là con hoặc người ngoài mà không phải phụ thuộc vào ý chí cuẩ bất kỳ ai. Đồng thời người lập di chúc cũng có quyền truất quyền hưởng di sản thừa kế của con mình hoặc anh chị em mình,….
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề liệu con có được hưởng di sản thừa kế khi châ mẹ không để trong di chúc hay không thì ta căn cứ theo quy định tại điều 644. Theo quy định này ta xác định được các trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, tức là những người vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy, theo quy định này thì mặc dù cha mẹ không cho con hưởng di sản thừa kế trong di chúc nhưng nếu con thuộc vào trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Tóm lại, nếu cha mẹ lập di chúc mà trong nội dung di chúc không có ghi cho con được hưởng phàn di sản đó thì tùy thuộc vào từng trường hợp thì người con đó mới được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu có được hưởng thì cũng chỉ được hưởng hai phần ba một suất thừa kế theo quy định của pháp luật chứ không được hưởng phần như những người có tên trong di chúc. Trên thực tế, nếu cha mẹ lập di chúc mà không để lại di sản cho một người con nào đó thì thông thường là do người con đó bất hiếu hoặc không chăm sóc cha mẹ,…. Trong những trường hợp đấy cha mẹ hoàn toàn có quyền truất quyền thừa kế của người con chỉ trừ trường hợp con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động.
3. Cách lập di chúc để lại đất cho con:
Khi lập di chúc để lại đất cho con, người lập di chúc cần đảm bảo trong nội dung di chúc cần phải có các thông tin sau đây:
Môt, thông tin của người để lại di chúc: Theo đó, người lập di chúc cần phải ghi rõ thông tin ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu
Hai, thông tin về tài sản: Vì đây là di chúc để lại đất cho con nên tài sản trong di chúc bắt buộc phải có thông tin về quyền sử dụng đất. Theo đó, cần phải ghi rõ các thông tin về diện tích, địa chỉ, thửa đất, tờ bản đồ…
Ba, thông tin về người được nhận di sản thừa kế: gồm họ tên; ngày, tháng, năm sinh; thông tin về giấy tờ tuỳ thân, nơi cư trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật Công chứng 2014.