Hiện nay, nhiều quý bạn đọc không còn xa lạ với cụm từ tiền gửi ký quỹ tuy nhiên thực tế nhiều bạn đọc chưa hiểu đúng, đủ về vấn đề tiền gửi ký quỹ. Vậy, Tiền gửi ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ có được rút trước hạn?
Mục lục bài viết
1. Tiền gửi ký quỹ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm các biện pháp sau đây:
– Cầm cố tài sản;
– Ký cược;
– Ký quỹ;
– Bảo lưu quyền sở hữu;
– Bảo lãnh;
– Thế chấp tài sản;
– Đặt cọc;
– Tín chấp;
– Cầm giữ tài sản.
Tiền gửi ký quỹ được hiểu là loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của tổ chức, doanh nghiệp tại ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, doanh nghiệp này với các bên có liên quan và đối với ngân hàng.
Tại các tổ chức, doanh nghiệp nêu trên sẽ tiến hành gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý hoặc đá quý hoặc là các loại giấy tờ có giá nhất định khác tại tài khoản ngân hàng của tổ chức, doanh nghiệp với mục đích bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp này khi tham gia dự án đầu tư, xây dựng,… Đối với các khoản tiền, tài sản được tổ chức, doanh nghiệp ký quỹ sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo kịp thời thu hồi ngay khi hết thời gian ký quỹ.
Cũng giống như các loại các loại tài khoản khác, để tài khoản ký quỹ hoạt động thì quý bạn đọc cần phải có một số tiền tối thiểu trong tài khoản để duy trì hoạt động. Số tiền tối thiểu trong tài khoản được gọi là mức ký quỹ. Mức ký quỹ thông thường được hiểu là số tiền tối thiểu trong tài khoản mà bạn phải có để có thể duy trì lệnh giao dịch.
Tuy nhiên quý bạn đọc cần lưu ý, hình thức bảo đảm bằng ký quỹ thường không áp dụng cho các giao dịch dân sự thông thường mà chỉ chủ yếu hỗ trợ cho các dự án đầu tư.
Dịch vụ tiền gửi ký quỹ hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp chứng minh được năng lực tài chính của mình trong lĩnh vực cần phải ký quỹ theo quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể bao gồm các lĩnh vực sau đây:
– Cho thuê lại lao động;
– Tư vấn du học;
– Kinh doanh bảo hiểm;
– Lữ hành quốc tế;
– Bán hàng đa cấp;
– Kinh doanh tạm nhập – tái xuất;
– Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Dịch vụ việc làm.
2. Tiền gửi ký quỹ có được rút trước hạn không?
2.1. Quy định tiền gửi ký quỹ và quyền, nghĩa của các bên trong hoạt động ký quỹ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về ký quỹ sau đây:
– Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá, khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
– Đối với các trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán và phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
– Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về ký quỹ như sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:
+ Các khoản tiền được dùng để ký quỹ sau đây được gọi là tiền ký quỹ sẽ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận của các bên hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
+ Tiền ký quỹ và việc ký quỹ nhiều lần hoặc một lần sẽ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định;
+ Đối với các trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để bồi thường thiệt hại, thanh toán nghĩa vụ sau khi trừ phí dịch vụ sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ như sau:
Các Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Được yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
+ Hưởng phí dịch vụ;
+ Tiến hành việc thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
+ Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.
Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Được tiến hành thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
+ Bổ sung, rút bớt tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
+ Phải nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ như sau:
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
+ Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên các bên trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ thực hiện đúng thủ tục gửi và thanh toán theo quy định pháp luật.
2.2. Tiền gửi ký quỹ được rút trước hạn:
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì tiền gửi ký quỹ sẽ được rút trước hạn tuy nhiên sẽ tùy theo loại hình hoạt động và các loại tiền ký quỹ khác nhau mà sẽ có quy định khác nhau về thời hạn ký quỹ, cụ thể:
– Doanh nghiệp cho thuê lại lao động ký quỹ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
– Doanh nghiệp và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện ký quỹ theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thực hiện ký quỹ theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện ký quỹ theo quy định tại
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại
– Nghị định số 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư có quy định về ký quỹ của nhà đầu tư (Điều 25, Điều 26);
– Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu thực hiện ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo như quy định nêu trên cho thấy, tùy theo các loại tiền ký quỹ khác nhau mà việc quý bạn đọc áp dụng theo quy định tiền gửi có kỳ hạn theo Thông tư 49/2018/TT-NHNN và việc áp dụng lãi suất đối với các trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại các tổ chức tín dụng theo như Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành không giống nhau đối với các trường hợp cụ thể.
Như vậy, theo quy định nêu trên việc áp dụng về tiền gửi ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng ký quỹ hoặc theo pháp luật quy định, thì sẽ tùy thuộc từng loại hình hoạt động, tùy thuộc vào các đối tượng phạm vi áp dụng đối với các trường hợp cụ thể như phần gốc còn lại vẫn được duy trì đến khi đáo hạn và được hưởng lãi suất có kỳ hạn quy định trong kỳ gửi tiền; tài khoản ký quỹ có kỳ hạn có được phép rút trước hạn một phần gốc;
3. Những lợi ích của ký quỹ:
Cũng giống như hình thức thế chấp tài sản về bản chất ký quỹ để tạo dựng được niềm tin. Nhưng, việc ký quỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích nhiều hơn thế. Đơn cử như sau:
Một là, lãi suất cạnh tranh tùy từng loại hình thì có lãi suất khác nhau, thủ tục thực hiện nhanh chóng.
Hai là, Giao dịch ký quỹ được hiểu là các giao dịch mang tính an toàn do vậy quý bạn đọc có thể tạo tâm lý tự tin, yên tâm, thoải mái đối với cả tổ chức, doanh nghiệp và đối tác.
Ba là, dựa theo sản phẩm rút gốc thì tiền ký quỹ được áp dụng. Trong trường hợp quý bạn đọc có rút phần gốc được hưởng lãi suất không kỳ hạn ra thì phần gốc còn lại quý bạn đọc vẫn được hưởng nguyên toàn bộ lãi suất ban đầu.
Bốn là, Kỳ hạn trả lãi từ việc ký quỹ khá linh hoạt từ 1 tháng đến 36 tháng do vậy các tổ chức, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về kỳ hạn trả lãi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.