Kết hôn là việc quan trọng của cuộc đời mỗi người, kết hôn là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người, từ khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn, họ có những quyền và nghĩa vụ ràng buộc với nhau trên phương diện pháp luật. Vậy trình tự thủ tục kết hôn với người hai quốc tịch có gì đặc biệt? Kết hôn với người hai quốc tịch như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kết hôn với người hai quốc tịch như thế nào?
1.1. Khái niệm người hai quốc tịch:
Hai quốc tịch là một thuật ngữ khá phổ biến, hiểu một cách đơn giản, hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người mang 2 quốc tịch và hai nước mà họ mang quốc tịch đó đều thừa nhận họ là công dân của mình.
Đây là trường hợp đặc biệt vì thông thường mỗi người sinh ra chỉ có một quốc tịch tại nước sở tại. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều lý do để một người có thể có hai hoặc nhiều quốc tịch, chẳng hạn như bởi vì có sự xung đột về luật quốc tịch ở các quốc gia khác nhau và bởi vì một người có được quốc tịch mới không bị mất quốc tịch đó; Hay một cá nhân khi có quốc tịch mới sẽ không hề bị từ bỏ quốc tịch cũ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì luật quốc tịch của nước đó không có quy định về trường hợp bị tước quốc tịch khi nhập quốc tịch mới hoặc do sự khác biệt trong hoàn cảnh cụ thể của cá nhân hoặc người đã có quốc tịch mới mà không bỏ quốc tịch cũ. Quốc tịch, trẻ em sinh ra có cha mẹ khác quốc tịch…. Trong quan hệ quốc tế, việc ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu hơn để hạn chế hai quốc tịch. Hai bên ký kết có thể thỏa thuận đưa nguyên tắc quốc tịch có hiệu lực vào nội dung của điều ước đã được ký kết.
1.2. Kết hôn với người hai quốc tịch là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của
2. Thủ tục, trình tự kết hôn với người hai quốc tịch:
Trình tự và thủ tục đăng ký kết hôn với người hai quốc tịch tại Việt Nam được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
– Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Bước 2: Thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn
Phòng Tư pháp sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra và kiểm định tính xác thực của hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp có thể tiến hành làm việc trực tiếp với các bên có nhu cầu cầu kết hôn để làm rõ về nhân thân, về tự nguyện kết hôn và mục đích kết hôn.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kết hôn
Nếu sau khi hoàn tất các bước trên, xét thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình , không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND để công chức làm công tác hộ tịch lấy ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên nhất trí kết hôn thì xác nhận việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.
Công chức làm công tác hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ đối chiếu nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, nếu hai bên thấy nội dung đúng, khớp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ thống nhất ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Hồ sơ kết hôn với người hai quốc tịch:
3.1. Hồ sơ kết hôn với người hai quốc tịch, trong đó có một quốc tịch là Việt Nam:
Trường hợp này hồ sơ bao gồm:
– Xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai (theo mẫu quy định) hoặc
+ Trong trường hợp một người trong hai bạn cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
+ Trường hợp là cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó là người cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào
3.2 Hồ sơ kết hôn với người hai quốc tịch nước ngoài:
Trường hợp này hồ sơ đăng ký kết hôn gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người kia do cơ quan có thẩm quyền của người có hai quốc tịch nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trường hợp pháp luật nước ngoài không có quy định việc cấp các giấy tờ xác định tình trạng hôn nhân thì phải thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận anh/chị không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
– Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người hai quốc tịch);
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam).
4. Thẩm quyền giải quyết kết hôn với người hai quốc tịch:
Thẩm quyền giải quyết kết hôn với người hai quốc tịch thuộc về sẽ tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
– Hồ sơ kết hôn với người hai quốc tịch nước ngoài trong đó có một quốc tịch là Việt Nam, trong trường hợp này thì việc kết hôn giữa hai người sẽ được tiến hành bình thường theo quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Việt Nam, cơ quan thực hiện là UBND xã/phường/thị trấn.
– Trong hồ sơ kết hôn với người hai quốc tịch nước ngoài, trường hợp này thì thủ tục đăng ký kết hôn của hai người sẽ được tiến hành theo thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài:
–
– Nghị định số 126/2014/NĐCP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
– Thông tư liên tịch 01/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia đình;