Tài sản luôn là đối tượng vật chất có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lợi ích của các cá nhân. Từ xưa đến nay, lập di chúc luôn là hoạt động pháp lý thường xuyên diễn ra, nhằm xác lập quan hệ tài sản của người sống do người mất để lại. Vậy lập di chúc bằng cách ghi âm, ghi hình có hợp pháp không?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm di chúc theo Bộ luật Dân sự năm 2015 :
– Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết.
– Di chúc có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xác lập quan hệ thừa kế tài sản giữa người để lại di sản với người nhận di sản. Nó thể hiện ý chí của người chết đối với tài sản của mình. Nếu để lại di chúc, người sống sẽ thực hiện đúng theo di nguyện của người đã mất về tài sản mà người đó để lại.
– Phân chia di sản thừa kế là vấn đề phổ biến, đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người. Nếu không có di chúc, việc phân chia di sản thừa kế sẽ khó khăn hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn làm phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Chính vì lý do đó, lập di chúc luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Nhà nước và các cá nhân đặc biệt quan tâm.
– Thực tế, trong thực tiễn xã hội, có rất nhiều sự việc, sự kiện pháp lý rủi ro bất ngờ xảy ra. Do đó, lập di chúc là một hình thức đảm bảo, giúp người chết để lại tài sản của mình cho người thân (hoặc người mà họ yêu quý), giúp người đáng được hưởng di sản được thừa hưởng di sản thừa kế. Nếu không có di chúc, quá trình phân chia di sản thừa kế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân không được bảo đảm. Lập di chúc giúp bảo đảm ý chí tự nguyện, mong muốn của người để lại di sản với tài sản của mình. Tức họ có quyền quyết định xem sau khi chết, tài sản của mình sẽ để lại cho ai.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B (76 tuổi), thường trú tại Hà Nội. Ông có ba người con. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, ba người con của ông đã ra nước ngoài định cư và sinh sống. Họ không chăm sóc ông hay có ý định đón ông sang nước ngoài định cư cùng mình. Đầu năm 2021, sức khỏe của ông có dấu hiệu giảm sút. Ông đã thuê một hộ lý để chăm sóc cho mình. Hộ lý là chị Nguyễn Thị K (30 tuổi). Chị K rất tốt bụng và nhiệt tình. Chị chăm sóc ông B vô cùng ân cần và chu đáo. Ông B rất cảm kích. Ông B rất giận các con của mình, bởi ngay cả khi ông ốm, họ cũng không quay về chăm sóc ông. Do đó, đầu năm 2022, ông B đã lập di chúc để tại tất cả tài sản của mình cho chị K. Tổng giá trị tài sản bao gồm động sản và bất động sản mà ông để lại cho chị K là 5 tỷ đồng. Tháng 8 năm 2022, ông B mất. Bản di chúc có hiệu lực. Chị K được hưởng toàn bộ tài sản mà ông B để lại (theo di nguyện của ông B) trong di chúc.
2. Quy định của pháp luật về di chúc:
– Di chúc có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người dân. Do đó, pháp luật đã đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể về việc lập di chúc.
– Theo quy định tại Điều 627
– Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Cùng với đó, di chúc lập bằng văn bản còn có thể lập dưới các cách thức cụ thể như sau:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
– Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng có thể được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng; sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hủy bỏ. Về nguyên tắc, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
– Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc chỉ hợp pháp khi người lập di chúc phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện nhất định sau đây:
+ Thứ nhất, người để lại di sản thừa kế minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
+ Thứ hai, nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức không trái quy định của luật.
Có thể thấy, pháp luật đã quy định hết sức chặt chẽ và rõ ràng về tính có hiệu lực của di chúc. Các quy định về di chúc mà Nhà nước đưa ra giúp cá nhân có mong muốn lập di chúc sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nó giúp hoạt động bảo vệ ý chí, mong muốn của người để lại di sản với tài sản của mình được đảm bảo. Công bằng là ý nghĩa quan trọng nhất mà các cá nhân nhận được khi có di chúc.
3. Lập di chúc bằng cách ghi âm có hợp pháp không?
– Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển. Các trang thiết bị hiện đại ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sống của người dân. Trước sự phát triển của công nghệ hiện đại, sự tiếp xúc ngày càng mạnh mẽ với công nghệ thông tin, rất nhiều người có quan điểm rằng lập di chúc bằng việc ghi âm, ghi hình.
Ví dụ: Bác Phạm văn M, 60 tuổi. Tài sản mà bác sở hữu gồm có: Một sổ tiết kiệm trị giá 4 tỷ đồng, một thửa đất cùng căn nhà trị giá 8 tỷ. Mặc dù sức khỏe vẫn ổn định, nhưng ông M lo lắng, nếu ông chết, tài sản của ông không được chia cho những người xứng đáng thì sao. Do đó, ông lên kế hoạch lập di chúc. Ông M cho rằng, ông có thể ghi hình lại nội dung di nguyện của mình. Khi ông mất, người thân sẽ sử dụng đoạn ghi âm của ông làm căn cứ để phân chia di sản thừa kế.
Một câu hỏi được đật ra, là việc lập di chúc bằng cách ghi âm có hợp pháp không?
– Như vậy, theo phân tích ở trên, Bộ luật dân sự 2015 quy định có hai hình thức lập di chúc. Đó là lập di chúc bằng văn bản và lập di chúc bằng hình thức miệng.
– Theo quy định của luật, di chúc miệng chỉ có thể được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Như vậy, chỉ trong trường hợp tính mạng của người để lại di sản bị đe dọa, không đủ khả năng lập di chúc bằng văn bản thì người ta mới có thể lập di chúc bằng miệng.
– Không có quy định nào của pháp luật công nhận hình thức lập di chúc bằng dữ liệu điện tử là file ghi âm, video ghi hình. Do đó, lập di chúc bằng hình thức ghi âm, ghi hình không được Nhà nước công nhận là di chúc hợp pháp. Tức nó không có hiệu lực về mặt pháp luật.
– Bên cạnh đó, xét theo quy định về lập di chúc bằng hình thức miệng của Bộ luật dân sự 2015, nếu người lập di chúc rơi vào tình cảnh bị đe dọa về tính mạng, và họ có nguyện vọng muốn lập di chúc bằng ghi âm, ghi hình thì việc lập di chúc bằng hình thức này mới có hiệu lực về mặt pháp luật. Đồng thời, tại thời điểm đó, người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt. Tuy nhiên, trường hợp người lập di chúc miệng có nguyện vọng ghi âm, ghi hình thì hình thức lập di chúc vẫn xem là di chúc miệng, theo đó phải đáp ứng điều kiện về di chúc miệng theo quy định thì mới hợp pháp.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015