Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không? Các chiêu thức lừa đảo phổ biến?
Hiện nay mạng xã hội Facebook là một ứng dụng rất hữu ích cho người dùng về những tính năng của nó, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người sử dụng mạng Facebook để thực hiện lừa đảo và những hành vi vi phạm pháp luật như các tin nhắn trúng thưởng….Vậy Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không? Hãy theo dõi dưới đây để biết các thông tin hữu ích nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không?
Hiện nay nhiều người sử dụng Facebook liên tục phản ánh về tình trạng nhận được những tin nhắn với nội dung
Trong nội dung
Những đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu chủ tài khoản truy cập vào một đường link đã được thiết lập sẵn và sẽ được dẫn trang một trang web khác để đăng ký làm thủ tục hồ sơ nhận thưởng.
Đồng thời để tạo dựng niềm tin cho chủ tài khoản, trong nội dung thông báo trúng thưởng còn khẳng định đây là tin nhắn chính xác đã được xác nhận bởi hệ thống Facebook và sẽ đề nghị mọi người không cung cấp mã số trúng thưởng này cho những người khác.
Tuy nhiên, nếu quan sát trên thực tế thì có thể thấy đây là một trong những hành vi lừa đảo rất phổ biến hiện nay và đã được các bài báo đưa tin rất nhiều.
Về hình thức, đối tượng sẽ dẫn dụ chủ tài khoản truy cập vào đường link mà chứng đưa ra với thông báo hoàn tất nội dung hồ sơ nhận giải thưởng. Nạn nhân sẽ đăng nhập tài khoản facebook cá nhân của mình trên trang web của chúng và ngay lập tức sẽ bị chiếm mất quyền điều khiển tài khoản.
Từ đó, những đối tượng này sẽ sử dụng những tài khoản facebook này với nhiều mục đích khác nhau như phát tán những tin nhắn rác, tin nhắn mạo danh lừa đảo để mượn tiền, nhờ mua thẻ điện thoại hộ đến những tài khoản bạn bè trong danh sách của chủ tài khoản.
Hoặc những người này sẽ yêu cầu chủ tài khoản nộp lệ phí bằng nhiều hình thức như chuyển khoản, nạp thẻ cào… Tùy vào giải thưởng và mức độ lừa đảo mà các tin tặc đưa ra mức lệ phí cao hay thấp.
Ngoài ra, có một số trang web còn có thêm tính năng đăng nhập tài khoản ngân hàng để hoàn tất lệ phí nhận giải thưởng. Nếu chủ tài khoản đăng nhập tài khoản Internet Banking, các đối tượng lừa đảo sẽ nhanh chóng thu thập và chiếm đoạt số tiền trong tài khoản của người dùng.
Điển hình đầu năm nay ghi nhận tình trạng lừa đảo nhận tiền hộ, nhận quà từ nước ngoài. Ngay sau khi có tài khoản đã được đánh cắp, đối tượng sẽ thực hiện ngay việc chat với bạn bè/người thân hỏi thăm về sức khỏe, công việc và sau đó nhờ nhận hộ một số tiền chuyển từ nước ngoài về. Nạn nhân không biết tài khoản Facebook khi đã bị tấn công nên tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Sau khi thống nhất số tiền sẽ chuyển về đối tượng lừa đảo dùng một số điện thoại từ nước ngoài sẽ gửi 1 tin nhắn giả mạo thông báo từ nước ngoài đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề nghị truy cập đường link trong tin nhắn SMS và xác nhận để có thể nhận được tiền từ nước ngoài.
Nạn nhân không biết đây là trang web phishing (một hình thức lừa đảo giả mạo các tổ chức uy tín như ngân hàng) nên sẽ đăng nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu internet banking vào trang web giả mạo rồi gửi đi và đối tượng lừa đảo sẽ nhận được.
Từ đó, đối tượng lừa đảo thông qua đường link sẽ nắm giữ được hết các thông tin internet banking vừa chiếm được từ nạn nhân để chuyển tiền sang tài khoản khác.
Đối tượng lừa đảo tiếp tục chat với nạn nhân, đề nghị xác nhận OTP và dẫn dụ nạn nhân rơi vào bẫy. Đối tượng ngay sau khi có được mã OTP do chính nạn nhân cung cấp, đã thực hiện ngay thao tác nhập vào để hoàn thành giao dịch. Từ đó, nạn nhân bị trừ tiền trong tài khoản.
2. Các chiêu thức lừa đảo phổ biến:
Gọi điện thông báo trúng thưởng: Hình thức rất phổ biến của chiêu thức này là người tiêu dùng nhận được cuộc gọi của đối tượng lạ, tự xưng là nhân viên của Công ty X nào đó thông báo rằng “người tiêu dùng là 1 trong 5 người được lựa chọn ngẫu nhiên may mắn trúng thưởng trong đợt bốc thăm kỷ niệm thành lập Công ty hay trong 1 chương trình tri ân khách hàng”. Để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, khi gọi điện đến, các đối tượng đều tự xưng là người của cơ quan chức năng có uy tín, hoặc chương trình đã được Bộ Công Thương cấp phép, thậm chí cung cấp đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hotline, số zalo,…
Người tiêu dùng không hề tìm hiểu, kiểm chứng mà liên hệ ngay số điện thoại đã được đối tượng lạ cung cấp và làm theo hướng dẫn. Cũng có những người tiêu dùng tìm hiểu thông tin nói trên bằng công cụ google, dù không tra được kết quả rõ ràng nhưng vẫn mù quáng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng lạ. Vì số tiền hoặc món hàng trúng thưởng có giá trị lớn nên khi đối tượng lạ yêu cầu người tiêu dùng phải đóng vài triệu làm tiền cọc để nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn khi trả thưởng sẽ trả lại số tiền cọc đó, người tiêu dùng đã ngay lập tức mắc bẫy và nhanh chóng chuyển tiền.
Mời chào mua hàng để tiếp tục nhận mã trúng thưởng: Sau khi được thông báo trúng thưởng, ngoài hình thức chuyển tiền thuế, đối tượng lừa đảo còn đưa thêm chiêu trò dụ dỗ người tiêu dùng mua thêm sản phẩm để nhận thêm mã quay thưởng với lời hứa hẹn càng mua nhiều mã, càng trúng thưởng nhiều, số tiền trúng thưởng càng lớn. Người tiêu dùng cũng không tìm hiểu, xác minh thông tin, tiếp tục đặt mua những sản phẩm với trị giá cao từ vài triệu đến hơn chục triệu với mong muốn trúng được nhiều phần thưởng.
Nhắn tin trúng thưởng qua Facebook: Người tiêu dùng nhận được thông báo trúng thưởng qua tin nhắn messenger của Facebook với nội dung: “ Xin chúc mừng tài khoản messenger….. đã may mắn nhận được giải nhất/giải đặc biệt từ sự kiện Tuần lễ tri ân khách hàng,… Giải thưởng là 1 xe máy SH, 100-200 triệu đồng tiền mặt và nhiều phần quà giá trị khác…”. Nhằm tạo niềm tin cho người nhận, trong tin nhắn còn thông báo đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống và đề nghị người nhận không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai.
Để nhận được giải thưởng như thông báo thì người nhận cần làm hồ sơ theo hướng dẫn trong đó bao gồm đầy đủ thông tin của người nhận để hoàn tất thủ tục nhận giải thưởng. Nhiều người tiêu dùng khá cảnh giác nên cũng thử liên hệ với số điện thoại được cung cấp trên tin nhắn, nhưng sau khi nghe xong cuộc gọi lại hoàn toàn tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn, làm thủ tục chuyển tiền cho đối tượng lạ. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền xong thì người tiêu dùng sẽ không thể nào liên hệ được với số điện thoại này nữa và tài khoản thông báo trúng thưởng kia cũng chặn luôn facebook của người tiêu dùng.
Ví dụ điển hình trong rất nhiều cuộc gọi đến Tổng đài 1800.6838 có 1 cuộc gọi gần như kêu cứu của người tiêu dùng N.T.V ở Long An. Sau khi nhận được thông báo trúng thưởng trong tin nhắn messenger, chị V đã làm theo hướng dẫn mà không hề nghi ngờ và xác minh vì khi nhận được thông tin chị đã gọi lại tổng đài của messenger, có người nhấc máy và tự xưng là Phó giám đốc bộ phận CSKH của Facebook Việt Nam, hơn nữa còn cung cấp cho chị cả số di động để phòng khi tổng đài bận.
Tin tưởng tuyệt đối và làm theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ nhận thưởng, chị V đã nộp một khoản “thuế nhà nước” cho bên họ là 3 triệu đồng, sau đó là rất nhiều lần nộp tiền để làm thuế trước bạ nhận xe máy, tiền thuế thu nhập cá nhân cùng rất nhiều chi phí khác,… Điều đáng nói là tất cả số tiền chị V nộp đều là tiền giấu chồng đi vay mượn khắp nơi với hy vọng khi nhận được 200 triệu đồng tiền thưởng sẽ trả nợ. Khi số tiền đã nộp lên đến hơn 100 triệu đồng thì chị V không thể liên lạc được với số điện thoại tổng đài cũng như di động của vị phó giám đốc kia nữa.
Khuyến cáo người tiêu dùng
Hầu hết những hình thức lừa đảo này đều đánh vào lòng tham của người tiêu dùng đối với số tiền thưởng lớn hoặc sự nhẹ dạ, cả tin của người tiêu dùng khi nghe giải thưởng do các công ty lớn trao như Thế giới Samsung, Thế giới di động, Siêu thị Điện máy hay giải thưởng được cấp phép hoặc gắn mác các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Đài truyền hình TPHCM.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Tin nhắn chương trình trúng thưởng Facebook có thật không” hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.