Chấm dứt hôn nhân thực tế? Có phải làm thủ tục ly hôn không? Địa điểm nộp đơn ly hôn? Thẩm quyền chấm dứt hôn nhân thực tế?
Trong xã hội ngày nay, khi hai bên tiến tới hôn nhân thì đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kết hôn. Vậy câu hỏi được đặt ra đó là khi họ ly hôn có những hôn nhân trước ngày giải phóng thì họ chung sống với nhau không đăng kí kết hôn thì theo quy định hiện tại, ly hôn có cần phải tiến hành theo thủ tục hay không.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thế nào là chấm dứt hôn nhân thực tế?
Thứ nhất về như đã hiểu nôm na về hôn nhân thực tế thì đây là việc giữa hai người trong mối quan hệ đó được pháp luật công nhận là vợ chồng do những năm trước đây pháp luật chưa có đề cập tới đăng kí kêt hôn những giữa họ không có giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, hôn nhân thực tế phải có chứng cứ là hai người đã và đang chung sống như vợ chồng về mặt thực tế và thực sự coi nhau như vợ chồng.
Theo đó ta thấy được để giải quyết các vấn đề về hôn nhân thực tế thì cần hiểu về điều kiện kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của đất nước trong thời kỳ trước đó. Hiện nay để giải thích cho mối quan hệ này thì có rất nhiều tranh cãi và cũng có rất nhiều quan điểm về hôn nhân thực tế, tuy nhiên, theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thì hôn nhân thực tế phải đáp ứng được cả hai điều kiện về hình thức và nội dung.
+ Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.
+ Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (trừ những trường hợp cán bộ miền nam tập kết ra Bắc trước giải phóng theo thông tư số 60 ngày 22.2.1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ).
2. Hôn nhân thực tế có phải là hôn nhân hợp pháp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn
”a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”
Như vậy ở quy định cũ của
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thực tế:
Như chúng ta đã biết thì để giải quyết được quan hệ hôn nhân đã tan vỡ và đi tới ly hôn nếu dưới góc độ pháp lý thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Để giải quyết quan hệ ly hôn thực tế này thì theo quy định của pháp luật tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, phán quyết ly hôn của Toà được thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết được tất cả các nội dung sau ly hôn thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Toà án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án. Tuy nhiên, để tránh tình trạng ly hôn diễn ra ngày một phổ biến, thì pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, giới hạn các trường hợp vợ, chồng được quyền đơn phương ly hôn.
“Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Như vậy, Việc giải quyết những vụ việc hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, huyện) không phải là tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.…”
Căn cứ theo quy định như trên ta thấy rằng ở đây thẩm quyền chấm dứt hôn nhân trên thực tế sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, huyện) nơi mà vợ hoặc chồng đang cư trú và có hai trường hợp về Thẩm quyền của Tòa án như sau:
– Trong trường hợp đơn phương xin ly hôn: Dựa theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng chị đang cư trú.
– Trong trường hợp thuận tình ly hôn: Dựa theo điểm h khoản 2 Điều 39
Theo đó để có thể chấm dứt hôn nhân trên thực tế để tái hôn hoặc các lí do khác thì trước tiên cần xác định việc anh yêu cầu giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên hay thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng mà từ đó có thể xác định thẩm quyền của Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Cũng từ đây ta thấy nếu có thỏa thuận với vợ và được chị này đồng ý thì anh vẫn có thể gửi đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi anh đang cư trú để giải quyết yêu cầu ly hôn.