Trên thực tế thì bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến buôn bán, vận chuyển hàng hóa thì giữ các bên đều cần phải thực hiện việc thỏ thuận dựa trên quy định của pháp luật. Đối với những thỏa thuận này có thể được ghi chép lại bằng hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay những thỏa thuận bằng miệng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa được biết đến với định nghĩa đơn giản đó chính là mẫu văn bản thể hiện sự thoả thuận giữa các bên mà cụ thể là bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, theo đó bên vận chuyển được nhận định là có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã bên thuê vận chuyển đưa ra và được nhất chí bằng thoả thuận của hai bên đã ghi trong hợp đồng. Đồng thời bên vận chuyển sẽ thực hiện việc giao hàng hoá đó cho người có trách nhiệm nhận, bên thuê vận chuyển hàng hoá có nghĩa vụ phải trả cước phí cho bên vận chuyển.
Từ định nghĩa mà tác giả vừa nêu ra ở trên thì có thể hiểu một các đơn giản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa đó chính là loại hợp đồng phải được ký kết theo sự thống nhất ý chí giữa các bên và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật đưa ra, việc này có nghĩa là giữa khách hàng với người vận chuyển và không bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản.
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa được biết đến với tác dụng là một
2. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—o0o—
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NỘI ĐỊA
Số:
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay ngày tháng năm 2016 Chúng tôi gồm:
BÊN A:
– Đại diện ông: …
– Chức vụ: …
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …Fax: …
– MST: …
BÊN B: CÔNG TY T… (Bên vận chuyển)
– Đại diện ông: …
– Chức vụ: Giám đốc
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …Fax: …
– Tài khoản: … tại Ngân hàng: …
– Mã số thuế: …
Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng vận chuyển hàng hóa nội địa với những điều khoản và điều kiện sau:
Điều I: Hàng Hóa Vận Chuyển, Phương Tiện Vận Chuyển:
Bên A đồng ý thuê bên B vận chuyển hàng hóa với chi tiết sau:
1.1 Mặt hàng: Theo yêu cầu và lệnh vận chuyển của bên A
1.2 Trọng lượng: Theo yêu cầu và lệnh vận chuyển của bên A
1.3 Nơi nhận hàng: Cụ thể theo lệnh vận chuyển của bên A
1.4 Nơi giao hàng: Cụ Thể theo lệnh vận chuyển của bên A
1.5 Phương thức vận chuyển: Đường Bộ
Điều II: Phương Thức Giao Nhận, Giá Cả Và Thời Gian Vận Chuyển:
1. Lịch vận chuyển: Theo thông báo của Bên A
Bên A phải báo trước cho bên B nhu cầu vận chuyển chi tiết trước ít nhất là 12h.
Trong trường hợp hủy lệnh vận chuyển, phải báo trước 6h. Nếu sau 6h, bên nào thông báo muộn sẽ chịu phạt 20% tiền cước vận chuyển cho lô hàng báo chậm.
2. Phương thức giao nhận:
3. Bên B sẽ đưa phương tiện đến kho do bên A chỉ định để nhận hàng.
4. Kiểm đếm số lượng thực tế tại các kho của bên A, và kiểm đếm theo đầu kiện.
5. Giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Trong trường hợp có dấu hiệu hàng không còn nguyên đai, nguyên kiện sẽ được bên A và bên B cùng tiến hành kiểm tra hàng và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt, bên B sẽ bồi thường theo mục 1.5, điều IV trong hợp đồng này.
7. Khối lượng vận chuyển được xác định bằng phương pháp cân xe hoặc kiểm đếm số lượng.
8. Bên A cung cấp hàng cho bên B theo lệnh vận chuyển trong vòng 03h đối với xe tải. Trong trường hợp quá thời gian trên, bên A sẽ chịu phạt tiền lưu xe là 200.000 VNĐ/ngày (hai trăm ngàn đồng).
9. Giá vận chuyển: Tùy theo từng loại hàng và tuyến đường vận chuyển do bên A yêu cầu.
Ghi chú:
– Giá chưa bao gồm chi phí bảo hiểm hàng hóa. Trong trường hợp bên A muốn mua bảo hiểm hàng hóa thì bên A sẽ chịu chi phí này.
– Giá chưa bao gồm chi phí bốc xếp tại kho nhận hàng và kho giao hàng
– Giá trên đã bao gồm chi phí kiểm đếm tại kho nhận hàng và kho giao hàng.
– Giá trên có thể thay đổi khi có sự thống nhất giữa hai bên.
Điều III: Phương Thức Thanh Toán
1. Chứng từ thanh toán:
1.1. Bên B sẽ gửi đối chiếu vận chuyển và chứng từ vận chuyển cho bên A.
1.2. Bên B sẽ xuất hóa đơn GTGT cho bên A căn cứ theo kết quả xác nhận đối chiếu của hai bên.
1.3.
2. Hình thức thanh toán:
2.1 Bên A sẽ thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt kể từ ngày bên A nhận được hóa đơn GTGT.
Điều IV: Trách Nhiệm Của Mỗi Bên
1. Trách nhiệm của bên B:
1.1. Bên B có trách nhiệm kiểm tra hàng và xác nhận số lượng, mọi trường hợp giao thiếu số lượng, hoặc hàng hóa bị hư hỏng do quá trình vận chuyển bên B sẽ chịu trách nhiệm đền bù (không bao gồm các điều kiện bất khả kháng trong mục 1.6 của điều này).
1.2. Thông báo kịp thời cho bên A các trường hợp phát sinh để hỗ trợ giải quyết nhằm tránh trì hoãn việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
1.3. Trong quá trình vận chuyển cho bên A, bên B phải bảo quản hàng hóa đúng theo qui định.
1.4. Cung cấp cho bên A bộ chứng từ giao nhận và đó được xem là bản chuẩn cho hai bên trong quá trình nhận và giao hàng.
1.5. Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về thủ tục pháp lý đối với những sự cố xảy trong quá trình vận chuyển và sẽ đền bù hư hại hàng hóa theo như hóa đơn vận chuyển của bên A ( hoặc của chủ hàng mà bên A ký hợp đồng). Bên B mua bảo hiểm thiệt hại tài sản đối với mổi xe tải và bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về phương tiện vận chuyển đường bộ.
1.6. Trong trường hợp bất khả kháng (như thiên tai, địch họa, lũ lụt gây hư đường) hai bên cùng bàn bạc phương án khắc phục trên cơ sở hạn chế thấp nhất mức thiệt hại cho cả hai bên.
2. Trách nhiệm của bên A:
2.1. Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ như đã thỏa thuận và các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp cần thiết cho việc vận chuyển trong nước cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ về tính pháp lý và hợp lệ của hàng hóa; không vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ xuất xứ và vi phạm pháp luật.
2.2. Thông báo cho bên B biết bằng lệnh vận chuyển với đầy đủ thông tin trước ít nhất 24h khi có nhu cầu vận chuyển (trước 18h – 18h30 chiều cho ngày hôm sau). Việc thay đổi lệnh vận chuyển, bên A sẽ thanh toán cho bên B theo mục 1, điều II của hợp đồng này.
2.3. Cung cấp hàng đầy đủ theo lệnh vận chuyển cho bên B theo Mục 2, điều II hợp đồng này.
2.4. Cung cấp cho bên B đầy đủ những thông số kỹ thuật, tính chất của hàng hóa, điều kiện xếp đỡ cũng như bảo quản hàng đặc biệt (nếu có).
2.5. Thanh toán tiền cho bên B theo đúng thời gian qui định về thời hạn tại điều III của Hợp đồng này.
2.6.Chịu trách nhiệm bốc xếp và sắp xếp hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật của chủ hàng tại nơi nhận và giao hàng.
Điều V: Điều Khoản Chung và thời hạn hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện theo các điều khoản đã nêu trong hợp đồng này.
2. Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký và có thời hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Tuy nhiên nếu hai bên cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu như thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng này thì có quyền xem xét lại điều khoản hợp đồng, hoặc thanh lý hợp đồng.
3. Hai bên cam kết không được tự ý hủy bỏ hợp đồng không có lý do trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực, nếu bên nào tự ý hủy bỏ hợp đồng không có lý do thống nhất bằng văn bản thì mọi tổn thất do mình gây ra cho bên kia sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra bất đồng, hai bên sẽ bàn bạc giải quyết theo tinh thần hợp tác bình đẳng, trường hợp không thể đi đến thỏa thuận sẽ trình lên Tòa Án Kinh Tế TP Hà Nội giải quyết. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng, án phí do bên thua chịu.
5. Mọi thay đổi bổ sung phải được thể hiện bằng văn bản và được sự đồng ý của hai bên.
6. Khi hợp đồng hết hạn nếu hai bên không có ý định gia hạn thì hợp đồng đương nhiên được thanh lý sau khi mọi công nợ được giải quyết giữa hai bên.
7. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, mỗi bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 và sẽ được gia hạn thêm khi hai bên thống nhất bằng văn bản
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
– Khi các bên tham gia việc soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì cần phải lưu ý về việc phải có đầy đủ thông tin về hàng hóa mà hai bên tham gia ký kết vận chuyển như: tên hàng hoá vận chuyển, tính chất hàng, đơn vị tính giá cước…
– Đồng thời thì các bên cần phải cung cấp địa điểm giao nhận hàng.
– Ấn định được thời gian nhận hàng để bên vận chuyển hàng hóa còn dựa vào đó để thực hiện công việc của mình sao cho phù hợp nhất.
– Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể vận chuyển hàng hóa một cách tốt nhất.
– Phương thức giao nhận hàng hóa cần được 2 bên ghi rõ ràng trong biên bản để thuận tiện trong quá trình làm việc của cả hai bên.
– Thanh toán phí vận chuyển hàng hoá phải được thực hiện theo như quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của các bên.
– Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển hàng hoá , quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
– Giải quyết tranh chấp hợp đồng .
– Chữ kí xác nhận, đóng dấu của hai bên.