Chứng thực là hoạt động mang tính chất thị thực hành chính của cơ quan hành chính công quyền. Đối tượng của hành vi chứng thực chủ yếu là các giấy tờ (thí dụ: chứng thực bản sao các giấy tờ,...).
Chứng thực là hoạt động mang tính chất thị thực hành chính của cơ quan hành chính công quyền. Đối tượng của hành vi chứng thực chủ yếu là các giấy tờ (thí dụ: chứng thực bản sao các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ…).
Có các hình thức chứng thực:
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sẽ làm rõ ở phần sau) căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao.
+ Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.
+ Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
– Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực
Thủ tục chứng thực hợp đồng cho thuế nhà ở (nông thôn):
1. Trình tự thực hiện:
– Người yêu cầu chứng thực nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu; cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực;
– Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (mẫu số 61/SCT). Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực;
– Người có thẩm quyền thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản. Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ thì cán bộ tư pháp ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, viết Phiếu hẹn (Mẫu số 32/PH) trao cho người yêu cầu chứng thực.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã
3. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó chuyển nhượng;
– Dự thảo Hợp đồng (trường hợp người yêu cầu chứng thực soạn thảo sẵn);
– Các giấy tờ cần thiết khác cho việc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày nhận hồ sơ (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ trước 15 giờ);
– Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ sau 15 giờ);
– Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng thực
8. Lệ phí (nếu có): 50.000đồng/trường hợp