Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trách nhiệm khá phổ biến trong thực tế cuộc sống.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trách nhiệm khá phổ biến trong thực tế cuộc sống. Xung quanh các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng có không ít những tranh luận.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA đưa ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
1. Khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ ?
Theo quy định tại Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” thì
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-TANDTC có quy định:
“Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó”.
Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định tại điểm 13 Điều 13 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.(điểm a, khoản 1 mục III)
Như vậy, Điều 623 BLDS cũng như trong Nghị quyết 03/2006/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ mà chưa hề có được sự định nghĩa/ khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ. Qua tìm hiểu, xem xét và đánh giá đặc điểm của các đối tượng được liệt kê, có thể hiểu:
“Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.”
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độn gây ra là gì?
“Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, theo đó, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lí, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt hại do tự than nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi.”
3. Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
– Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: được quy định tại Điều 605 BLDS
– Năng lực bồi thường thiệt hại: BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại điều 606 mà không quy định về NLBT của các chủ thể khác. Bởi vậy: các chủ thể khác được coi là có năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu TNBTTH của cá nhân phụ thuộc vào mức độ hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân
– Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Căn cứ vào quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”, có thể đưa ra các điều kiện phát sinh TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:
+ có thiệt hại xảy ra
+ có việc gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
+ có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
+ Vấn đề lỗi trong trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không phải là điều kiện. Theo quy định tại điều 623, khoản 3 “Bộ luật dân sự 2015”.
– Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:Căn cứ vào quy định tại Điều 623 BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể áp dụng với các chủ thể sau:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
+ Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường
+ Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sỡ hữu phải bồi thường thiệt hại.
+Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
>>> Luật sư
Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại: Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất( tính mạng, sức khỏe, tài sản) và thiệt hại về tinh thần, chủ thể được hưởng BTTH có thể không phải là người bị thiệt hại. Với trường hợp thiệt hại về sức khỏe: Chủ thể được bồi thường là người bị thiệt hại, người chăm sóc người bị thiệt hại. Với trường hợp thiệt hại về tính mạng thì chủ thể được hưởng bồi thường là thân nhân của người bị thiệt hại, những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, những người thân thích thuộc hành thừa kế thứ nhất, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng.
– Mức bồi thường thiệt hại: BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng của BTTH ngoài hợp đồng chính vì vậy: mức bồi thường thiệt hại của BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định dựa trên các quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng tại Điều 609 và 610 “Bộ luật dân sự 2015”.
– Thời hiệu khởi kiện về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Bộ luật dân sự 2015” quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH tại Điều 607 như sau:
“ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm”.
BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cụ thể của BTTH ngoài hợp đồng, vì vậy: thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là 2 năm.