Trong quá trình tố tụng của một vụ án dân sự thì được thực hiện bởi nhiều giai đoạn khác nhau và các cơ quan thực hiện các giai đoạn tố tụng cũng khác nhau như: Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Trong quá trình thi hành án, cùng tìm hiểu về cách thức để tính phí thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Phí thi hành án là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành thì việc có quy định người được thi hành án trong vụ án dân sự khi thực hiện yêu cầu thi hành án của mình đối với một vụ việc nào đó ra Tòa án thì phải nộp phí thi hành án. Việc quy định về vấn đề nộp chi phí thi hành án dân sự ở nước mới chỉ được thực hiện và đang thực hiện ở mức độ bù đắp được một phần cho kinh phí của ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động thi hành án nhằm phần nào đó giản nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong quá trình thi hành án dân sự của người dân. Từ đó có thể khẳng định một điều rằng việc chi trả cho chi phí thi hành án dân sự là ngân sách nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần không nhỏ cho các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.
Trên cơ sở quy định của
Định nghĩa về chi phí thi hành án dân sự được xác định dựa theo quy định tại khoản 7, Điều 3 của Luật thi hành án dân sự hợp nhất năm 2014 có quy định về trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự như sau: “ Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định”, như vậy người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Trong khái niệm vừa được nêu ra thic đã có nhắc đến một chủ thể đó là người được thi hành án và theo như quy định của pháp luật thi hành án này thì trong trường hợp này được quy định là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án quyết định được thi hành án.
Bên cạnh việc cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện việc chi trả chi phí thi hành án dân sự, thì theo như quy định tại Điều 3 của
2. Cách tính mức phí thi hành án dân sự:
Trên cơ sở quy định của pháp
“a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng”.
3. Phân tích mức phí thi hành án dân sự:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành được nêu ở trên thì có thể thấy rằng việc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án dân sự với mục đích được đặt lên hàng đầu là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Bên cạnh pháp luật Thi hành án dân sự quy định việc tổ chức thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã bị xâm phạm. Chính vì vậy, dựa theo nguyên tắc thi hành án của quy định này, dựa trên giá trị tài sàn hoặc số tiền mà người được thi hành án thực nhận được xác định là cơ sở để tính số phí Thi hành án dân sự sẽ thu được .
Bên cạnh đó thì việc tính chi phí thi hành án còn dựa trên tính chất của vụ án và đối với tài sản trong vụ án dân sự được xác định là loại tài sản gì? và thuộc về chủ sở hữu như thế nào? Do đó, pháp luật thi hành án dân sự đã có quy định trong việc thu phí thi hành án đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông An và bà Bích, trong phần chia tài sản ly hôn, ông An được nhận nhà trị giá là 500 triệu đồng và phải thanh toán cho bà Bích 200 triệu đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
+ Số phí thi hành án bà Bích phải nộp là: 3% x 200 triệu đồng = 06 triệu đồng;
+ Số phí thi hành án ông An phải nộp là: 3% x (500 triệu đồng – 200 triệu đồng) = 09 triệu đồng.
Ngoài ra thì việc xác định người được thi hành án không phải nộp chi phí thi hành án theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án trên số tiền, tài sản thực nhận khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau. Mặt khác thì khi cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự