Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Chậm giao hàng theo hợp đồng mua bán có yêu cầu bồi thường được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có đặt mua máy đúc nhựa với đối tác Trung Quốc. Trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng là cuối tháng 3 năm 2018 nhưng đến thời hạn giao hàng bên bán thông báo cuối tháng 5-2018 mới giao được. Công ty tôi hiện đang phải thuê xưởng , đã tuyển công nhân để đào tạo và cũng đã mua những thiết bị khác liên quan tới sản xuất. Trong hợp đồng lại không ghi rõ hình thức xử phạt hoặc bồi thường! Vậy theo luật công ty tôi phải làm gi? Và bên bán phải chịu những trách nhiệm gi???
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty của bạn có đặt mua một máy đúc nhựa với một đối tác Trung Quốc, có ký hợp đồng, trong đó ghi rõ thời hạn giao hàng là vào cuối tháng 3 năm 2018. Xem xét trường hợp này, có thể thấy, quan hệ giữa công ty của bạn với công ty đối tác được xác định là quan hệ giữa bên bán và bên mua trong một
“Điều 430.
Hợp đồng mua bán tài sảnHợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
…”
Ngoài ra, trong quan hệ mua bán máy đúc nhựa với bên Trung Quốc này, bên mua – công ty bạn được xác định là thương nhân. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 6
Tuy nhiên, dựa trên thông tin bạn cung cấp, công ty bạn hiện đang phải thuê xưởng, tuyển công nhân đào tạo và đã mua những thiết bị khác để sản xuất sau khi mua chiếc máy đúc nhựa này về. Từ những thông tin này cho thấy, việc mua bán chiếc máy đúc nhựa này không nhằm mục đích sinh lợi mà chỉ nhằm có được tài sản để phục vụ hoạt động sản xuất của công ty bạn. Do vậy, hoạt động mua bán hàng hóa này không được xác định là một trong những hoạt động thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005. Do vậy, hợp đồng mua bán máy đúc nhựa với bên đối tác Trung Quốc chỉ là một hợp đồng mua bán tài sản thông thường.
Về việc thực hiện điều khoản về giao hàng hóa, tài sản trong một hợp đồng mua bán tài sản thông thường thì tại Điều 434
“Điều 434. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.”
Trong trường hợp của công ty bạn, theo sự thỏa thuận của các bên thì công ty bạn sẽ trả tiền cho bên đối tác Trung quốc và bên đối tác này sẽ phải chuyển giao tài sản này cho công ty bạn vào cuối tháng 3/2018. Tuy nhiên, đến thời hạn giao hàng cho bên công ty bạn, thì bên bán -bên đối tác Trung quốc đã thông báo cuối tháng 5/2018 mới giao hàng được.
Trường hợp này, nếu căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết thì bên bán đang vi phạm quy định về thời gian giao hàng hóa cho bên mua. Trong trường hợp của công ty bạn, theo thông tin, thời hạn giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng là vào tháng 3/2018; nhưng bên bán lại thông báo đến cuối tháng 5/2018 mới giao hàng được. Tuy nhiên, trong thông tin bạn không nói rõ, đối với thông báo của bên bán – bên đối tác Trung Quốc thì phía bên mua – ở đây là công ty bạn có sự phản hồi như thế nào, có đồng ý về việc lùi thời gian giao hàng so với thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Do vậy, khi xem xét về giải quyết khi đến thời hạn tháng 3/2018 mà bên đối tác không giao hàng được thì cần xem xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu công ty bạn hoàn toàn đồng ý về việc lùi thời gian giao hàng (chiếc máy đúc nhựa) từ tháng 3/2018 sang tháng 5/2018 thì trong trường hợp này, việc bên bán – bên đối tác Trung Quốc giao hàng muộn hơn so với thời điểm thỏa thuận trong hợp đồng thì cũng không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài sản, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 434 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trường hợp 2: Nếu công ty bạn không đồng ý về việc giao hàng vào thời điểm tháng 5/2018, muộn hơn so với thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán đã giao kết (tháng 3/2018) thì trong trường hợp này, khi bên bán – bên đối tác không giao hàng theo đúng thời điểm mà các bên đã thỏa thuận sẽ được xác định là đang có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Trường hợp này, bên bán – bên đối tác Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ giao tài sản được thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định tại khoản 1 Điều 434 Bộ luật Dân sự năm 2015 được trích dẫn ở trên.
Trường hợp này, khi công ty bạn đã thuê xưởng, tuyển công nhân để đào tạo và đã mua các thiết bị khác liên quan tới sản xuất. Việc bên đối tác không giao hàng đúng thời hạn vào tháng 3/2018, đã làm cho việc sản xuất không được thực hiện đúng kế hoạch ban đầu của công ty bạn, gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Trường hợp này, khi bên đối tác giao hàng không đúng thời hạn mà không có sự đồng ý của công ty bạn, thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, công ty bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên đối tác bồi thường thiệt hại. Nếu bên đối khác không tự nguyện thực hiện thì bên công ty bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường. Bởi theo quy định tại Điều 360, Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
…
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”
Về mức bồi thường, do trong hợp đồng mua bán tài sản đã ký kết không có nội dung thỏa thuận về hình thức xử phạt hay vấn đề bồi thường khi không giao hàng đúng thời hạn nên khi tranh chấp xảy ra thì hai bên sẽ tự thỏa thuận về mức bồi thường. Việc xác định mức bồi thường, bạn có thể căn cứ vào tình hình thiệt hại thực tế để đưa ra yêu cầu cụ thể.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà công ty bạn và bên đối tác có thể thỏa thuận về vấn đề có vi phạm nghĩa vụ giao hàng hay không, việc bồi thường như thế nào. Trong trường hợp không thỏa thuận bên công ty bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.