Điều khiển xe mô tô tự chế gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ tôi xin chào công ty luật dương gia ạ, tôi muốn hỏi và tư vấn như sau ạ, Em trai tôi có điều khiển xe mô tô tự chế lưu thông đúng chiều đường của mình, thì bất chợt xe mô tô ngược chiều va chạm vào má trái xe của em trai tôi trong lúc đó em tôi hoảng quá và đi cả xe và người về nhà và báo cơ quan chức năng, vụ và chạm xảy ra khiến anh mô tô đi ngược chiều bị gẫy chân và phải cắt đi một chân trái, gia đình tôi cũng đã đưa anh đó đi viên và chăm sóc anh đó bình phục và đến khi ra viện hai gia đình xin giải quyết tình cảm, và gia đình anh bị nạn đã bắt em tôi phải bồi thường 140.000.000 và nuôi 4 người con của anh ấy và cả bản thân anh ấy nữa, tôi không hiểu về luật tôi xin hỏi và tôi xin luật sư giải đáp giúp tôi gia đình anh bị nạn đòi bồi thường như vậy có đúng hay k ạ? Và nếu như em trai tôi bị phạt với pháp luật thì mức phạt bao nhiêu ạ . Tôi xin cảm ơn ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật giao thông đường bộ 2008
2. Giải quyết vấn đề
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, sau khi xảy ra tai nạn, do quá hoảng sợ nên em bạn không lập tức đưa người bị nạn đi cấp cứu mà đi về nhà luôn rồi mới báo cơ quan chính quyền. Do đó em bạn phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghi định số 46/2016/NĐ-CP như sau:
“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;”
Tiếp theo cần làm rõ chiếc xe mô tô em bạn tự chế có bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều 55
“1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định về trình tự và thủ tục tại
Điều 584
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Do chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tai nạn, do đó sẽ chia các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do lỗi của em bạn.
Nếu em bạn do vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị nạn thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đó.
Điều 591
Do đó việc yêu cầu em bạn phải có trách nhiệm nuôi 4 người con của người bị thiệt hại là không đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nếu bên bị hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Trường hợp 2: Nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
Nếu có căn cứ chứng minh nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì em bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
– Trường hợp 3: Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do nguồn nguy hiểm cao độ. Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nếu chứng minh được do phương tiện điều khiển hỏng phanh hoặc lí do khác mà chủ sở hữu không kiểm soát được phương tiện dẫn đến tai nạn giao thông thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, hoặc xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Nếu em bạn có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260