Quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường? Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường? Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí?
Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn xa lạ trong pháp luật dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Theo Điều 602
“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”
Ngoài ra, theo Điều 164
“1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời.
2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau:
a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;
b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Đối với việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể tại Điều 163
“Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.”
Ô nhiễm môi trường hiện đang là một vấn đề gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho mỗi quốc gia. Đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường vẫn đang được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài nhằm mục đích để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Việc ban hành quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng nhằm mục đích để bảo vệ quyền lợi những người bị ảnh hưởng bởi việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ra.
2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường:
Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 164
– Các chủ thể là người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
– Đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
– Trong trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm:
Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Các thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người mà trên thực tế nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể là các thiệt hại như sau:
– Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái.
– Thiệt hại do tài sản do bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại.
– Một số loại thiệt hại khác.
Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường.
Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng cụ thể như là:
– Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi trường.
– Các hành vi vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm.
– Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
– Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
– Các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,…
– Các hành vi vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.
Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại trên thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hiểu một cách khác thì hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể như:
– Do các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
– Do suy thoái.
– Do yếu tố thiên nhiên.
Trong trường hợp cả ba yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với trường hợp mà các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.
Thứ tư: Lỗi của người gây thiệt hại.
Theo Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.
Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp chủ thể là người thiệt hại có lỗi.
Như vậy, ta có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính bởi vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác thì việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí:
4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí được xác định là một trong số những trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí là quy định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì các chủ thể gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
4.2. Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ phát sinh khi có đủ các điều kiện cụ thể dưới đây:
– Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và được tính thành tiền.
– Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được hiểu là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó mà có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức khác.
– Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt quả xảy ra trong thực tiễn.
– Thứ tư: có lỗi. Hiện nay, việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy định của pháp luật.