Mức lương tối thiểu đối với công nhân làm việc tại Hà Nội. Công nhân phải tăng ca liên tục trong tháng có được phép nghỉ bù không? Chế độ nghỉ giải lao cho người lao động.
Mức lương tối thiểu đối với công nhân làm việc tại Hà Nội. Công nhân phải tăng ca liên tục trong tháng có được phép nghỉ bù không? Chế độ nghỉ giải lao cho người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em hiện đang là công nhân cho một công ty tại Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Em đã làm được hơn một năm và cũng đã tham gia bảo hiểm được 3 tháng. Hiện tại em đang nhận mức lương cơ bản là 4.300.000/tháng, công việc em làm liên quan đến máy móc nhưng đơn giản, không quá khó khăn. Em xin được hỏi, với mức lương hiện tại của em như vậy đã đúng với mức lương do bộ luật lao động việt nam ban hành chưa ak? Công ty em do nhu cầu sản xuất nên công nhân phải tăng ca nhiều ( hơn 30h/tháng). Và một tháng phải làm liên tục không có ngày nghỉ, thậm chí có những đợt 2 đến 3 tháng liền không được nghỉ. Trong quá trình làm việc công ty em cũng không có quy định nghỉ giải lao cho công nhân. Em xin được hỏi, trường hợp công nhân phải làm liên tục trong tháng như vậy thì có được phép nghỉ bù không ak? Em xin chân thành cảm ơn Qúy Luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là công nhân cho một công ty tại Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội và hiện mức lương cơ bản của bạn là 4.300.000 đồng. Với mức lương hiện tại của bạn thì không vi phạm quy định của pháp luật. Bởi:
Điều 90 “
"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Theo đó, tiền lương là khoản tiền do bạn và công ty bạn thỏa thuận với nhau và dựa vào năng suất lao động và chất lượng công việc của bạn. Bên cạnh đó, mức lương trả cho bạn sẽ không được thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 5
Và theo Điều 3 Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: Vùng I: mức lương tối thiểu là 3.750.000 đồng/tháng; Vùng II: mức lương tối thiểu là 3.320.000 đồng/tháng; Vùng 3: mức lương tối thiểu là 2.900.000 đồng/tháng; Vùng IV: mức lương tối thiểu là 2.580.000 đồng/tháng.
Và mức lương thấp nhất cho những lao động qua đào tạo tại Vùng I là 4.012.500 đồng/tháng; vùng II là 3.552.400 đồng/tháng; vùng III là 3.103.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.760.600 đồng/tháng.
Ở đây, công ty bạn tại Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội ở vùng II thì mức tiền lương tối thiểu của bạn là 3.320.000 đồng/tháng, nếu bạn qua đào tạo thì mức lương tối thiểu là 3.552.400 đồng/tháng. Như vậy, mức lương hiện tại của bạn là 4.300.000 đồng/tháng là không trái với quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi: 1900.6568
Về vấn đề tăng ca liên tục không có ngày nghỉ (hơn 30h/tháng): Theo quy định tai Điều 106 “
– Được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Điều này được hướng dẫn tại khoản 3, Điều 4
"3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động."
Như vậy, trường hợp công nhân phải làm thêm liên tục trong tháng thì công ty sẽ bố trí cho các công nhân thời gian nghỉ bù. Nếu không bố trí được thời gian nghỉ bù thì công ty phải trả lương làm thêm giờ theo Điều 97 của “Bộ luật lao động 2019”. Trong trường hợp, công ty bố trí cho các công nhân phải tăng ca hơn 30h/tháng và không có ngày nghỉ bù thì công ty đã vi phạm quy định của pháp luật. Và theo khoản 4, Điều 14
Bên cạnh đó, bạn có nêu trong quá trình làm việc công ty bạn cũng không có quy định nghỉ giải lao cho công nhân. Điều này là vi phạm quy định tại Điều 108 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
"1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động."
Công ty bạn không bố trí thời gian nghỉ trong giờ làm việc là trái với quy định của pháp luật. Trường hợp này, công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng theo quy định tại Khoản 11 Điều 1
Như vậy, về thời giờ làm việc và tăng ca thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên phía công ty để được xem xét lại về thời giờ làm việc. Nếu công ty không xem xét thì bạn có thể làm đơn khiếu nại đến phía Phòng lao động thương binh xã hội nơi Công ty đóng trụ sở để được xem xét.