Theo quy định của pháp luật, để được hoạt động xây dựng tại Việt Nam thì các nhân, tổ chức, nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các điều kiện về đào tạo, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực và các điều kiện về giấy phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với cá nhân:
1.1. Quy định chung về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với cá nhân:
Cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật sẽ cần phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Đối với những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề của các chủ thể sẽ được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.
1.2. Quy định về chứng chỉ hành nghề:
Theo quy định của Luật xây dựng 2014 thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề. Và Công trình cấp IV được hiểu là là công trình 01 tầng có kết cấu sử dụng cấu kiện chế tạo sẵn hoặc vật liệu xây dựng có độ bền thấp tạo nên công trình có chức năng sử dụng tạm thời, có niên hạn sử dụng không vượt quá 20 năm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.
Chứng chỉ hành nghề sẽ có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
Cá nhân sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
– Thứ nhất: Điều kiện về năng lực chủ thể:
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Thứ hai: Điều kiện về trình độ chuyên môn:
Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định cụ thể như sau:
+ Hạng I: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
– Thứ ba: Điều kiện về thi sát hạch:
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật.
Cá nhân theo quy định pháp luật thì sẽ được cấp chứng chỉ khi đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
+ Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai.
Trong trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và
+ Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
+ Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đề nghị cấp chứng chỉ theo trình tự quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.
Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Xây dựng để được xem xét giải quyết.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
2. Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức:
2.1. Quy định chung về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức:
Các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng theo quy định pháp luật sẽ được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực.
Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
2.2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức:
Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP dưới đây:
– Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
– Lập quy hoạch xây dựng.
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
– Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Thi công xây dựng công trình.
– Giám sát thi công xây dựng công trình.
– Kiểm định xây dựng.
– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng:
Để có thể hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng được nêu cụ thể bên trên thì cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hoạt động như sau:
– Thứ nhất, có chứng chỉ năng lực:
+ Các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực trên phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ kiểm định xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Chứng chỉ năng lực sẽ có hiệu lực tối đa 10 năm.
+ Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
– Thứ hai: doanh nghiệp được thành lập hợp pháp.
Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Cũng cần lưu ý rằng, đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.